Sáng nay, trên FB thấy bài của chị Hồng Hồ (Beo) nói về một trường hợp học bổng tại Mỹ. Theo đó ở Mỹ có vài trường mang tên Pamona và trường tốt nhất thì học phí cũng không thể quá 51.000 USD/năm, trong khi mẹ của cậu bé đang được báo chí vinh danh là “thần đồng’ thì nói cậu đã lấy được học bổng tới 71.900 USD/năm.
Theo chị Beo, mọi người – nhất là báo chí, đừng làm trầm trọng sự việc khi khoác cho cậu bé cái mác “thần đồng” để mà với nội dung đào tạo của trường này, sau sẽ rất khó cho tương lại cậu bé, khi học xong và vào đời xây dựng sự nghiệp hay kiếm sống.
Đọc qua không khỏi giật mình. Thực tế, một thành công của con mình luôn làm cho bố mẹ hãnh diện, đôi khi khen con phồng lên một chút cũng không có gì đáng phê phán. Nhưng ở trường hợp này hình như nó đã là một hiện tượng xã hội.
Chuyện là ngày 17.12, trên nick Phan Hồ Diệp – mẹ của cậu bé đang được báo chí vinh danh là “thần đồng” Đỗ Nhật Nam đang một cái STT rằng cậu đã nhận được học bổng 71.900 USD/năm. Cuối STT người mẹ này call to Action: “Các bạn ơi, mình coi việc Nam được nhập học sớm lần này như một may mắn. Và vì tinh thần “đáp đền tiếp nối” nên mình muốn tặng 100 cuốn truyện tranh của mình sắp ra mắt. Các cuốn đều sẽ có chữ kí của Nam và của mình với hy vọng đem lại sự may mắn cho các bạn. Mọi người cmt và mình sẽ lại chọn ngẫu nhiên để gửi tặng. Thông tin về cuốn sách mình để trong cmt các bạn nhé”.
Rất nhiều comment đã được đăng để mong nhận sách và cuối cùng mẹ thần đồng comment: “Cả nhà mình ơi, ngày mai thì em Hanh Hoang ở Nxb Thái Hà sẽ giúp mình lựa chọn ngẫu nhiên và công bố 200 bạn được nhận sách nhé. Ngày 22 sách mới in xong, sau đó mình và Nam sẽ kí để gửi tặng các bạn. Các bạn vui lòng trả tiền ship giúp mình có được không? Thôi thì coi như “Cơi trầu không đẹp nhưng đẹp tay bưng” các bạn nhé. Mình, một lần nữa, cảm ơn tất cả những lời chúc, những yêu thương của TẤT CẢ mọi người. Ai xấu với mình sao mình không thấy khó xử mà ai tốt, ai tử tế, ai yêu thương là cứ làm mình bối rối, xao xuyến. Các bạn thực sự làm mình bối rối lắm lắm í…”…
Đến đây, hẳn mọi người thấy một pha kinh điển làm truyền thông để bán sách của mẹ bé Thần đồng Đỗ Nhật Nam.
Chuyện chắc không có gì ầm ĩ, nhưng sau đó báo chí vào phỏng vấn và khen tặng Thần đồng Đỗ Nhật Nam cũng số học bổng khủng đã đạt được. Ngay lập tức, cộng đồng mạng đã vào “bóc mẽ” học bổng này cũng như chỉ trích nén đá “thần đồng” khiến mẹ cậu bé lo lắng suy sụp…
Một người bạn, Chung Le đã có stt bênh vực mẹ cậu bé “thần đồng”, rằng khoác chiếc áo thần đồng là tại báo chí, báo chí gây tội ác, trong khi thực tế cậu bé thật sự giỏi, giờ đạt được học bổng mơ ước thì nên chúc mừng cậu và gia đình.
Và, chị Beo đã chỉ rõ, không phải bóc mẽ người mẹ mà số tiền học bổng của trường này khó có thể là 71.900 USD. Tuy nhiên, quan trọng là người mẹ muốn bán sách đã nhấn nhá, dể nó thành chuyện “to”. Một cái nhìn trực diện và thẳng thắn, hãy để cậu bé yên và đừng khóa cho nó thêm những hào quang khiến cuộc sống của nó thêm nặng nề.
BNmedia trích đăng những stt liên quan, qua đó các bà mẹ, ông bố nhớ coi đó là bài học, hãy để con mình sống với tuổi thơ của chính nó.
NICK PHAN HỒ ĐIỆP – MỪNG HỌC BỔNG 71.900 USD VÀ BÁN SÁCH ONLINE
Tuần trước Nam nhắn tin nói, mẹ ơi, tuần sau là các trường sẽ báo về việc chấp nhận đại học sớm đó mẹ ạ.
Mình yên lặng không nói, cố gắng nghĩ sang một chủ đề gì đó hài hước để Nam khỏi cảm thấy căng thẳng.
Sáng thứ bảy, biết giờ đó là ở Mỹ báo kết quả nhưng Nam vẫn im lìm, mình tự nhủ: Chắc là con không được và trong đầu sắp xếp cần nói gì để con khỏi buồn.
8h20 phút sáng giờ Việt Nam, Nam nhắn tin hỏi: Mẹ ơi, em gọi cho mẹ được không. Tim mình đập nhanh hơn. Mình líu quíu nhắn lại: Được em à.
Mở lên, phía bên kia màn hình là thư chúc mừng của trường Pomona: “Chúc mừng Nam! Chúng tôi đã nhận được hồ sơ của bạn và câu trả lời của chúng tôi là: Yes!” và số tiền mà Nam được nhận: 71.900$/ năm.
Rồi Nam bảo, mẹ ơi, kết quả này bù cho bao nhiêu giọt nước mắt mẹ đã rơi vì em từ ngày em đi học xa đến giờ.
Em đã thực sự căng thẳng vì em chỉ apply vào duy nhất trường này. Đây là trường đã mua vé máy bay mời em đến thăm để cùng dự các hoạt động của sinh viên, để gặp gỡ nói chuyện với thầy cô vào tháng 11 vừa rồi. Đợt đó, em được đi thăm nhiều trường nhưng khi ra về, em đã quyết định, mình nhất định sẽ trở thành sinh viên của trường này.
Năm nay tỉ lệ chấp thuận thấp nên em cũng lo. Trường có hẹn 8h tối sẽ báo tin. Giờ đó em đang làm lễ trong nhà thờ. Lần đầu tiên em vi phạm quy định là mang theo điện thoại vào buổi lễ chỉ để chờ thư. 8h không thấy thư em đã nghĩ là chắc mình không được nhưng đến 8h20 thư mới đến. Em đã reo lên. Tất cả mọi người đều quay lại mỉm cười với em. Nhưng em xin phép chạy ngay về kí túc để gọi điện cho mẹ. Em muốn mẹ là người đầu tiên biết tin này.
Bây giờ thì bố mẹ có thể yên tâm về em. Em sẽ làm sinh viên trong ngôi trường em yêu. Em sẽ gắn bó với nơi đó trong những năm tới. Và từ giờ đến tháng 5, em có thể chuyên tâm làm những công việc khác mà em theo đuổi.
Mình nín lặng nghe Nam nói, nước mắt cứ giọt nọ nối giọt kia.
Kể từ khi Nam sang Mỹ học, khóc âm thầm thì nhiều nhưng khóc trước mặt con thì chỉ có 3 lần. Lần 1 khi mình về đến Việt Nam, bật màn hình lên, muốn ôm con vào lòng mà không thể, mình đã khóc tu tu như gió như mưa. Lần hai là kết thúc năm học thứ nhất, con cho mẹ xem những bằng khen con đạt được trong một năm đầy gian khó và lần ba là lúc Nam báo tin vào đại học.
Nam rõ ràng không phải là một “thần đồng” như báo chí thường ưu ái gọi. Những gì Nam đạt được quá bé nhỏ so với nhiều nhiều bạn khác. Mùa tuyển sinh đại học Mỹ, các bạn sẽ thấy có nhiều các em từ nhiều nơi khác nhau được vào các trường Ivy với số tiền được cho cũng cao ngất ngưởng. Các em đó thực sự xuất chúng.
Nam không phải thần đồng nên thi cái gì cũng thi đi thi lại. Như thi SAT, lần 1 Nam đạt có 1440 điểm, lại hặm hụi thi lần 2 để đạt 1550 điểm.
Nam không phải thần đồng nên có những thứ tưởng đạt đến nơi mà cuối cùng lại trượt, như đợt này Nam cũng apply vào một học bổng Quest Bridge, đã vượt qua đến 13.000 bạn để vào vòng chung kết mà rồi trượt. Mình biết để làm giấy tờ, viết bài luận cho cái học bổng đó, thật sự là “trần ai khoai củ”.
Nam không phải là thần đồng nên học hành thực sự cũng gian nan, nhất là với môn không phải là thế mạnh như môn Toán. Chuyện thức đến 2,3 giờ sáng để học là chuyện quá bình thường.
Mình chỉ nhận là đồng hành, theo sát Nam những thời kì thơ ấu chứ đến khi Nam sang Mỹ là mọi chuyện do Nam hoàn toàn quyết định. Tiếng Anh mình bập bẹ nên cũng chẳng hiểu trường nọ trường kia, ai bảo đưa lời khuyên đi du học thế nào, mình chỉ biết là vất vả và áp lực chứ chẳng biết nói sao.
Nhưng rồi ơn Trời, mọi việc cũng ổn.
Mới ngày nào khi sinh Nam ra, mình lẩn mẩn nghĩ không biết khi nào được đi họp phụ huynh cho con. Giờ thì đã là phụ huynh của một bạn chuẩn bị làm sinh viên, cũng thấy hồi hộp ghê.
Và Nam ơi, thế là Nam đã thành người lớn rồi đó, chàng trai của mẹ.
Thành người lớn, Nam nhớ ba điều:
1. Tự chịu trách nhiệm cho bản thân: Đừng đổ lỗi cho ai nếu có sai lầm, đừng mong đợi ai đó sẽ gánh thay mình phần trách nhiệm, em nhé.
2. Đưa ra những quyết định độc lập: Điều này thì Nam đã đang làm tốt rồi và Nam sẽ tiếp tục làm vậy. Đưa ra quyết định về con đường học vấn, sự nghiệp, về nơi mình sống, về người mình yêu. Nhưng Nam đừng sợ, không phải ai cũng dễ dàng ra quyết định đúng ngay từ đầu. Thông thường đến năm 30 tuổi người ta mới định vị được bản thân và quyết định cũng vì thế mà chính xác hơn.
3. Độc lập về mặt tài chính: Mình cần nhìn nhận những điều khiến mình phụ thuộc vào người khác và tìm cách dần gỡ bỏ. Mẹ tin chắc Nam sẽ biết cách chi tiêu hợp lý, không chạy theo những đồ xa xỉ, biết tích lũy và cả biết đầu tư khi cần. Những điều này mẹ dốt nhất, đến tận giờ này mẹ vẫn học không xong và mẹ mong Nam tránh được lối mòn của mẹ.
Còn lại, thì Nam cứ thỏa nguyện đam mê.
Đến thời của Nam chắc để có đủ cơm ăn áo mặc không khó nữa. Hạnh phúc là khi mình có thể đem lại hạnh phúc cho những người quanh mình. Đó cũng là ước vọng của Nam khi còn bé tí teo.
Mẹ rất nhớ có lần Nam đã nói với mẹ: Mẹ ơi khi người ta làm khóa thì chắc chắn đã làm cả chìa. Chỉ có điều mình cần tìm ra chìa đó. Mọi việc đều sẽ “mở” thôi mẹ ạ.
Ừ hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân. Mong Nam cũng như muôn vàn bạn trẻ có đam mê, có khát vọng khác sẽ bắt đầu từ những bước chân bé nhỏ mà vững chắc.
Mẹ ở nơi này chờ Nam!
Các bạn ơi, mình coi việc Nam được nhập học sớm lần này như một may mắn. Và vì tinh thần “đáp đền tiếp nối” nên mình muốn tặng 100 cuốn truyện tranh của mình sắp ra mắt. Các cuốn đều sẽ có chữ kí của Nam và của mình với hy vọng đem lại sự may mắn cho các bạn. Mọi người cmt và mình sẽ lại chọn ngẫu nhiên để gửi tặng. Thông tin về cuốn sách mình để trong cmt các bạn nhé.
NICK CHUNG LÊ – BÁO CHÍ ĐỪNG “VU” CHO MỘT ĐỨA TRẺ LÀ “THẦN ĐỒNG”
Nói thật, mỗi lần truyền thông đưa tin về “Thần Đồng”, mình lại đứng ngồi không yên. Phần vì phóng viên trong nước nghe được một thì suy ra hai, ba. Cứ nói vống lên như biết rồi. Bây giờ thông tin trên mạng không thiếu, tra Google là biết được ngay, nhưng người viết bài thường bỏ qua khâu này. Do đó, “Thần Đồng” bị ném đá không thương tiếc. Lại nữa, mình thương mẹ nó ốm yếu. Nghe cư dân mạng cười cợt, chế giễu mà không làm sao được.
Năm nay nó vào cuối cấp. Khi đưa nó đến trường, mình nghĩ ngay là nó sẽ phải chịu rất nhiều áp lực về chuyện học bổng. Mẹ nó ốm mấy năm nay. Nếu không có học bổng thì đi học đóng tiền sẽ khó khả thi. Chưa kể cái gánh nặng “Thần đồng” mà truyền thông nước nhà quàng lên vai nó hơn chục năm nay.
Mình chưa bao giờ nhìn nó là Thần đồng bởi nó không có năng khiếu gì đặc biệt nổi trội ngoài khả năng tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ. Ở trong nước, nó có thể là “Thần đồng” tiếng Anh. Nhưng ở xứ người, lợi thế ấy bị giảm đi ít nhiều vì xung quanh nó toàn người dùng tiếng Mẹ đẻ là tiếng Anh. Giống như bạn bè cùng lứa, nó cũng phải “vật lộn” với tất cả các môn học mà nó không có năng khiếu. Ngoài ra, nó còn phải tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao, giúp đỡ cộng đồng… Tất cả những thứ “mất thời gian” đó chính là những viên sỏi lát đường đưa nó đến cổng trường Đại học.
Ông thông gia với nhà mình vốn là giáo sư đại học. Tiếp xúc với nó vài lần, ông bảo: “Thằng bé thực sự giỏi. Chạm vào bất cứ lĩnh vực nào, từ y tế đến âm nhạc, từ khoa học vũ trụ đến xã hội nhân văn nó đều có những hiểu biết nhất định và tham gia tranh luận sôi nổi. Nhưng gọi nó là Thần đồng là làm khổ nó”.
Bây giờ nó đã được nhận vào trường đại học nó yêu thích với mức học bổng mơ ước. Chúc mừng nó và gia đình.
Mấy hôm nay báo chí nước nhà lại xúm vào đưa tin về nó. Thực ra chả có sự khác biệt nào giữa việc trao học bổng sớm vào tháng 12 hay vào tháng 3. Những sinh viên “săn” học bổng tháng 12 đôi khi còn để tuột cơ hội vào những trường tốt hơn vào dịp tháng 3. Nhưng đổi lại, họ có thể kê cao gối ngủ ngon và làm những việc mình thích trong khi bè bạn thức khuya dậy sớm viết bài và làm hồ sơ.
Vu cho một đứa trẻ là “Thần đồng” là cướp đi của nó tuổi thơ. Đấy cũng được xem là “tội ác” các nhà báo ạ.
NICK HONG HO – VIẾT CHO CHUNG LE
1. Hơn một lần, truyền thông đã bị Knock-out khi đưa tin Nhật Nam được bằng khen của tổng thống Mỹ, lấy tin từ facebook của mẹ Nam. Trong khi thực tế đây chỉ là một loại- giấy- khen, khá thông thường, mỗi năm trao cho hơn 3 triệu học sinh và gần 30% các trường phổ thông Mỹ không tham gia khen thưởng bằng hình thức này.
Học phí cao nhất của trường Pomona là 51 ngàn đô (các con số tôi đều làm tròn).
Cao nhất, có nghĩa thế này: Mỹ học theo chế độ tín chỉ. Học tín chỉ nào trả tiền tín chỉ đó. 51 ngàn đô là số tín chỉ học tối đa thời gian vật chất, đồng thời là khả năng tối đa của trí não có thể tiếp thu kể cả thần đồng.
Thông thường các cháu chỉ học đến 45, 46 ngàn là “đuối hơi”.
Theo Zing, phỏng vấn mẹ cháu Nam, cháu được học bổng 72 ngàn đô/năm.
Nói thêm. 60% học sinh tại Pomona nhận được học bổng hàng năm.
2. (Tiện thể quảng cáo không công mô hình trường Mỹ cho các bạn quan tâm. Xin lưu ý những chữ tôi viết hoa)
Chí ít có 3 trường tên Pomona. Một trường “giả”, bằng cấp chỉ có giá trị sử ngoài nước Mỹ. Một trường siêu tệ không vào bảng xếp hạng nào luôn và một trường rất tốt. Tôi MẶC ĐỊNH Pomona mà “thần đồng” Nhật Nam vừa đoạt học bổng, là trường này.
Pomona rất tốt nằm ở California, cách Los Angeles chừng 1 tiếng chạy xe không tắc đường. Đây là trường dạy về Liberal arts.
Liberal arts dịch chính xác với thực tế, là trường khai phóng, tựa như trường Khoa học xã hội và nhân văn ta. Phàm khoa học đồng nghĩa nghiên cứu trên số liệu thực tế ĐÃ xảy ra, khai phóng chỉ mang tính lý thuyết khai mở, tuy môn học na ná nhau.
Liberal arts tới Cali từ khi dân còn đi đào vàng như phim. Thuở ấy, vì Cali chưa có “trường mẫu” nên copy hình thức của các trường Ivy League từ New England.
Pomona có 1 500 sinh viên, già nửa trong số đó là du sinh đến từ 30 quốc gia. Con số rất thấp học sinh là đặc điểm của loại trường Liberal arts, không có giá trị đánh giá trường lớn hay nhỏ.
3. Là người mẹ, tôi hoàn toàn không có ý định bóc mẽ một đứa trẻ con. Stt này tôi trách mẹ cháu, chị Phan Hồ Điệp.
Chị viết sách, bán sách. Đọc cách chị thông báo với fan của chị về học bổng của Nam, tôi thấy chị làm PR rất giỏi. Chị bắt fan hồi hộp chờ đợi tin học bổng trong khi, danh sách chình ình ngay trên web trường.
Rồi mai đây ra trường, học một ngành cực khó xin việc tại Mỹ, mà về nước thì, làm sao nó gánh nổi gánh nặng quá khứ, do chính bố mẹ đặt lên vai.