Chính thức có chương trình đào tạo ngành bán dẫn quốc tế tại Việt Nam

Trong bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn đang phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về nhân lực chất lượng cao ngày càng trở nên cấp bách. Hệ thống đào tạo FPT Jetking – đơn vị trực thuộc Tổ chức giáo dục FPT đã tiên phong mang chương trình đào tạo Thiết kế Vi mạch Bán dẫn quốc tế đầu tiên về Việt Nam.

Đại diện các doanh nghiệp bán dẫn, câu lạc bộ tại hội thảo

Lễ ký kết chuyển giao chương trình đào tạo đã được diễn ra vào ngày 27/01/2024 tại Mumbai, Ấn Độ.

Nhằm chia sẻ, bàn luận về những thông tin liên quan đến việc đào tạo và thực trạng ngành bán dẫn, FPT Jetking quyết định tổ chức Hội thảo “Giải cơn khát nhân lực ngành bán dẫn” & Lễ ra mắt chương trình đào tạo Thiết kế Vi mạch Bán dẫn quốc tế với các hoạt động chính:

  1. Hội thảo chuyên đề: Công nghiệp bán dẫn – cơ hội vàng cho Việt Nam cất cánh; Thực trạng nhân lực bán dẫn tại Việt Nam và nhu cầu doanh nghiệp trong tương lai
  2. Tọa đàm “Giải cơn khát nhân lực ngành bán dẫn” cùng các chuyên gia trong và ngoài nước như ông Nguyễn Phúc Vinh – Ban Chấp Hành Hiệp hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn TPHCM (HSIA); ông Harsh Bharwani – CEO Tập đoàn Jetking Ấn Độ; ông Trần Nguyên Thắng – Center Head tại Quest Global Design Vietnam; ông Nguyễn Thế Hiển – Site Director tại DreamBig Semiconductor Vietnam.

Việt Nam đang cần phát triển nhanh nguồn nhân lực cho ngành Vi mạch bán dẫn chất lượng cao

Ông Nguyễn Phúc Vinh cho biết, ngành Vi mạch bán dẫn cần các sinh viên giỏi tiếng Anh, không giỏi tiếng Anh sẽ mất cơ hội. Ngành phải học hỏi cập nhật liên tục trong suốt quá trình làm việc. Học nhiều, nền tảng kiến thức lớn, nhưng làm việc trong một công đoạn hẹp và đòi hỏi trình độ chuyên môn hóa rất cao. Tuy nhiên, nếu bạn giỏi, cơ hội làm việc trong nước và nước ngoài rất lớn. Lương sau 5 năm gấp rưỡi và sau 10 năm có thể gấp đôi gấp ba các ngành học khác.

Theo ông Nguyễn Phúc Vinh, trong bốn công đoạn của ngành công nghiệp Bán dẫn thì thiết kế vi mạch là mang lợi nhuận cao nhất; kế tiếp là sản xuất chất bán dẫn tại nhà máy, công đoạn đòi hỏi tiền đầu tư lớn lên đến hàng tỷ Đô; đóng gói và kiểm thử; và cuối cùng là sản xuất vật liệu, hoá chất và công cụ chế tạo thì cũng vốn lớn và chỉ thậm phải tính đến việc độc quyền của vài tập đoàn trên thế giới. Do suất đầu tư cao của sản phẩm chip hiện đại, có khi lên đến vài trăm triệu Đô để cho ra một con chip nên đòi hỏi người lao động phải thật sự giỏi, chuyên môn hoá cao và phải rất cẩn thận.

Ông Nguyễn Phúc Vinh (bên phải)– Ban Chấp Hành Hiệp hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn TPHCM (HSIA)

Lê Trường Tùng, phụ trách đào tạo FPT, nhận xét hôm nay là ngày hội của những người làm vi mạch bán dẫn. Ngay trong tháng này Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ ban hành chiến lược phát triển nhân lực ngành chip và Vi mạch. Việt Nam được thế giới lựa chọn để phát triển ngành chip và Vi mạch Bán dẫn, cơ hội này không phải lúc nào cũng tới.

Ông Lê Trường Tùng cho rằng, chúng ta có 5 năm để tập trung phát triển công ty thiết kế, sản xuất, test và đóng gói chip. Do vậy, rất nhiều việc phải làm nhưng nhân lực quan trọng nhất. Nếu bây giờ khối đại học mới tuyển sinh thì phải 5-6 năm nữa mới có lứa kỹ sư đầu tiên mà nhưng số lượng không nhiều. Phương án cần là tập trung đào tạo ngắn hạn cũng cấp số lượng đủ lớn cho ngành, trong đó FPT Jetking đang thực hiện nhiệm vụ này.

Chính thức ra mắt chương trình đào tạo thiết kế vi mạch bán dẫn quốc tế
Chính thức ra mắt chương trình đào tạo thiết kế vi mạch bán dẫn quốc tế

Ông Nguyễn Thế Hiển – Director tại DreamBig Semiconductor Vietnam, cho rằng cần nỗ lực nhiều hơn của các ngành các cấp. Kinh nghiệm 15 năm trong ngành, ông cho rằng chip có khắp mọi nơi trong cuộc sống, kể cả trong cơ thể con người, do vậy như cầu nhân lực rất nhiều để cung cấp chíp cho mọi lĩnh vực. Người Việt Nam muốn làm chip Việt Nam thì ta cần nguồn tiền rất lớn và con người phải giỏi.

Ông Hiển nhấn mạnh, tại sao thế giới chọn Việt Nam là trung tâm phát triển chip cung ứng trong chuỗi sản xuất, câu trả lời là con người. Con người Việt Nam hiện nay làm được nhiều và được hết các công đoạn. Trong tháp các công đoạn sản xuất chịp thì càng lên cao càng khó, kỹ sư Việt Nam làm được hết 3 tầng tháp trên cùng.

Còn ông Trần Nguyên Thắng – Center Head tại Quest Global Design Vietnam, đơn vị hiện nay chuyên cung giải pháp nhân lực cho ngành nhưng chủ yếu cho các công ty ở nước ngoài. Ông cho biết, các sinh viên chọn ngành Vi mạch bán dẫn cần hiểu ngành này cần tiếng Anh, kỹ năng làm việc nhóm, thái độ trong công việc.

Các diễn giả tại hội thảo

Ông Harsh Bharwani – CEO Tập đoàn Jetking Ấn Độ, Việt Nam đang có thể phát triển thị phần lớn, con người cũng có, FPT khao khát phát triển nguồn nhân lực trẻ, thế nên hy vọng 8-10 năm nữa ngành Vi mạch bán dẫn Việt Nam sẽ lớn mạnh hơn.

Sau đó, lễ ra mắt chương trình đào tạo Thiết kế Vi mạch Bán dẫn Quốc tế, được nghiên cứu và phát triển bởi Học viện Jetking Ấn Độ và Tổ chức giáo dục FPT.

Đồng thời, nhân sự kiện này, FPT Jetking cũng đã ký kết hợp tác giữa FPT Jetking và các doanh nghiệp bán dẫn, Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn cam kết trong việc đầu tư và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Lễ ký kết hợp tác giữa FPT Jetking và các doanh nghiệp bán dẫn

Quan sát tại sự kiện, FPT Jetking nhận được sự quan tâm Đại diện Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại Việt Nam, ông Lê Trường Tùng – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổ chức giáo dục FPT (FPT Education), chị Lê Thị Hồng Hạnh – Giám đốc Viện đào tạo quốc tế FPT.

Bên cạnh đó, sự kiện còn có sự góp mặt của đại diện Hiệp hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn TP.HCM (HSIA), đại diện các doanh nghiệp như Quest Global Design Vietnam, DreamBig Semiconductor Vietnam, Gowin Semiconductor, IC-FPGA, BitSilica, Savarti, BOS Semiconductors, Renesas cùng các cơ quan thông tấn báo chí, cán bộ giảng viên, sinh viên Viện đào tạo quốc tế FPT và hơn 300 người tham dự.

Lễ ký kết hợp tác giữa Jetking và Hội Công nghệ Vi mạch bán dẫn TPHCM (HSIA), Chủ tịch HSIA – ông Nguyễn Anh Tuấn

Bài phát biểu của Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM  

Ngày 16 tháng 3 năm 2024

Thưa quý vị.

Tôi gửi lời chào nồng nhiệt nhất tới tất cả các bạn có mặt ở đây ngày hôm nay khi chúng ta bắt đầu hành trình hợp tác và hợp tác giữa hai quốc gia năng động – Ấn Độ và Việt Nam. Cuộc họp hôm nay có tầm quan trọng đặc biệt khi chúng ta khám phá các con đường đầu tư và hợp tác, đặc biệt là trong ngành bán dẫn đang phát triển, trong bối cảnh rộng lớn hơn của lĩnh vực Công nghệ Thông tin (CNTT).

Ấn Độ và Việt Nam có lịch sử quan hệ ngoại giao lâu đời, bắt nguồn từ sự tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau và cam kết hướng tới sự thịnh vượng chung. Trong những năm qua, cả hai quốc gia đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng và phát triển kinh tế vượt bậc, được thúc đẩy bởi tinh thần đổi mới, tinh thần kinh doanh và lực lượng lao động lành nghề. Việc chúng ta hợp tác cùng nhau để khai thác sức mạnh tổng hợp giữa các nền kinh tế của chúng ta là điều đương nhiên, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ.

Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM phát biểu tại sự kiện

Lĩnh vực CNTT được coi là ngọn hải đăng của hy vọng và sự tiến bộ trong thế giới hiện đại. Ở cả Ấn Độ và Việt Nam, chúng ta đã thấy lĩnh vực này đã thay đổi xã hội, tạo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như thế nào. Ấn Độ, với năng lực được công nhận trên toàn cầu về phát triển phần mềm, dịch vụ CNTT và đổi mới, đã trở thành trung tâm toàn cầu về các giải pháp công nghệ. Mặt khác, Việt Nam đã nổi lên là một trong những thị trường CNTT phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, được biết đến với hệ sinh thái khởi nghiệp sôi động và lực lượng lao động lành nghề.

Giờ đây, khi đi sâu vào ngành bán dẫn, chúng tôi nhận ra vai trò then chốt của nó trong việc thúc đẩy cuộc cách mạng kỹ thuật số. Chất bán dẫn là xương sống của thiết bị điện tử hiện đại, thúc đẩy sự đổi mới trong mọi thứ, từ điện thoại thông minh đến ô tô, từ chăm sóc sức khỏe đến năng lượng tái tạo. Đây là một ngành có tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân và Ấn Độ cũng như Việt Nam có tiềm năng trở thành những nước đóng vai trò quan trọng trên trường toàn cầu này.

Bà Văn Thị Minh Hoa – Chủ tịch CLB Báo chí & Truyền thông Xanh tại sự kiện

Chuyên môn của Ấn Độ về thiết kế và sản xuất chất bán dẫn đã được khẳng định rõ ràng. Với hệ sinh thái mạnh mẽ gồm các tổ chức nghiên cứu, công ty công nghệ và sự hỗ trợ của chính phủ, Ấn Độ đã định vị mình là điểm đến ưa thích cho các khoản đầu tư vào chất bán dẫn. Việt Nam, với vị trí chiến lược, lực lượng lao động trẻ và môi trường kinh doanh thuận lợi, mang đến cơ hội hợp tác hấp dẫn trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp chất bán dẫn.

Nhưng ngoài khía cạnh kinh tế, quan hệ đối tác của chúng ta trong lĩnh vực CNTT phản ánh mối liên kết sâu sắc hơn giữa các quốc gia chúng ta. Nó nhấn mạnh cam kết chung của chúng ta về đổi mới, trao đổi kiến ​​thức và phát triển nguồn nhân lực. Thông qua liên doanh, chuyển giao công nghệ và các sáng kiến ​​nghiên cứu hợp tác, chúng ta không chỉ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn thúc đẩy sự hiểu biết văn hóa và mối quan hệ giữa con người với con người nhiều hơn.

Thưa quý vị.

Trước khi kết thúc, tôi muốn nhấn mạnh mối quan hệ hợp tác đáng chú ý minh họa cho mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa Ấn Độ và Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục công nghệ. Sự hợp tác của Đại học FPT với Jetking Infotrain Limited là minh chứng cho cam kết của chúng tôi trong việc thúc đẩy đổi mới và phát triển kỹ năng.

Quyết định của Đại học FPT hợp tác với Jetking Infotrain Limited tại Ấn Độ để phát triển và chuyển giao chương trình đào tạo Thiết kế chip là bước đi chiến lược nhằm tận dụng chuyên môn của cả hai trường. Tập đoàn Jetking với bề dày kinh nghiệm đào tạo nhân tài an ninh mạng đã là đối tác tin cậy của FPT trong hơn 15 năm qua.

Hội thảo “Giải cơn khát nhân lực ngành bán dẫn”

Sự hợp tác này không chỉ nhấn mạnh sức mạnh tổng hợp giữa hai quốc gia chúng ta mà còn thể hiện tinh thần hợp tác và cộng tác đã định hình mối quan hệ giữa FPT và Jetking. Bằng cách hợp lực, chúng tôi không chỉ giải quyết nhu cầu ngày càng tăng về các chuyên gia lành nghề trong ngành bán dẫn mà còn thúc đẩy trao đổi và hiểu biết đa văn hóa nhiều hơn.

Khi chúng ta nhìn về tương lai, tôi tin tưởng rằng mối quan hệ hợp tác này sẽ tiếp tục phát triển, mở đường cho những sự hợp tác sáng tạo hơn mang lại lợi ích cho cả hai nước chúng ta. Cùng nhau, FPT và Jetking không chỉ đào tạo lực lượng lao động ngày nay mà còn định hình những nhà lãnh đạo và nhà đổi mới trong tương lai.

Tóm lại, chúng ta hãy coi thời điểm này như một chất xúc tác cho sự gắn kết và hợp tác sâu sắc hơn giữa Ấn Độ và Việt Nam. Chúng ta hãy tận dụng thế mạnh tương ứng của mình trong lĩnh vực CNTT để thúc đẩy đổi mới, tạo việc làm và xây dựng một tương lai tươi sáng hơn cho người dân của chúng ta. Cùng nhau, chúng ta có thể viết một chương mới trong câu chuyện quan hệ Ấn Độ-Việt Nam, một chương được xác định bởi tình hữu nghị, sự tôn trọng lẫn nhau và sự thịnh vượng chung.

Xin cảm ơn.