TRANH CHẤP CĂNG THẲNG GIỮA VỢ CHỒNG ÔNG ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ – LÊ HOÀNG DIỆP THẢO: THƯƠNG HIỆU “TRUNG NGUYÊN” CÓ THỂ TAN TÀNH

Trên fb của mình, FBker nổi tiếng Lê Nguyễn Hương Trà mới có thông tin liên quan những diễn biến mới nhất vụ tranh chấp của vợ chồng ông ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ – LÊ HOÀNG DIỆP THẢO liên quan đến THƯƠNG HIỆU TRUNG NGUYÊN!

Câu chuyện của FBker Lê Nguyễn Hương Trà cho thấy 2 năm trước, Forbes Việt Nam đã thực hiện danh sách 40 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, dựa trên số liệu tài chính minh bạch. Thế nhưng, cũng đã có nhiều công ty lớn, uy tín phải rớt khỏi top này do… không đưa ra được các số liệu tài chính, trong đó có Trung Nguyên .

Mới đây, vào chiều ngày 15/5, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã phát đi TCBC trong tình hình vụ kiện đang bị kéo dài, trong đó có thông tin Trung Nguyên kiện bà Diệp Thảo phải đền bù khoảng 1700 tỷ đồng. Trong thông cáo báo chí (TCBC) này, một cáo buộc đưa ra rằng, vụ lùm xùm có thể bị thao túng bởi nhóm quản lý cấp cao tại TRUNG NGUYEN GROUP với sự tiếp tay của Tòa án ND Tp.HCM.

Theo FBker này, một phần câu chuyện dần sáng tỏ, để hiểu có thể hiểu tại sao Forbes Việt Nam không thể đưa Trung Nguyên vào bảng xếp hạng!

FBker LÊ NGUYỄN HƯƠNG TRÀ TÓM TẮT RẰNG:

1/ Vụ kiện đầu tiên là việc ly hôn giữa hai vợ chồng Đặng Lê Nguyên Vũ – Diệp Thảo và thì phía Trung Nguyên cố tình cản trở kiểm toán thực hiện định giá tài sản; ông Vũ thì lại không xuất hiện để gặp mặt vợ… Do đó vụ ly hôn cứ kéo dài triền miên đến hơn 2,5 năm cho đến nay vẫn chưa ngã ngũ.

2/ Vụ thứ hai là việc tranh chấp quyền điều hành. Mặc dù tháng 8/2017, Tòa án nhân dân Tp.HCM đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ khối tài sản chung của vợ chồng – tức là đồng sở hữu Tập đoàn Trung Nguyên.

Tuy nhiên phía TNG không chấp hành, không gửi bất kỳ báo cáo nào của công ty cho bà Thảo, thậm chí không chia cổ tức cho bà kể từ năm 2014 đến nay.

TNG vẫn quyết tâm loại bà Thảo ra khỏi quyền điều hành, quyền kiểm soát khối tài sản chung của vợ chồng Trung Nguyên mặc dù bà đang nuôi 4 đứa con chung.

Như vậy, khả năng là hai vợ chồng đồng sáng lập Trung Nguyên có nguy cơ mất khối tài sản chung (đang sở hữu 93% cổ phần) và uy tín thương hiệu Trung Nguyên bị ảnh hưởng nặng nề!

VỢ ÔNG VŨ – TRUNG NGUYÊN LẠI LÊN TIẾNG

Trong một diễn biến khác, trên nick Quang AQ – Phó TBT báo NLD, có viết:

Vẫn phải hiểu, bà Diệp Thảo và Đặng Lê Nguyên Vũ là nhà đồng sáng lập Trung Nguyên, là vợ chồng 20 năm có chung 4 mặt con, và là người đang tiếp tục phát dương quang đại con đường thành công mà ông Vũ đã khai sáng.

Để rơi vào vòng xoáy tranh chấp ngoài ý muốn vừa qua, thì việc lên tiếng để minh định và nỗ lực đòi lại quyền lợi là chính đáng.

Đó không chỉ là bản năng phụ nữ, của người mẹ mà còn là quyền năng của một bà chủ!

Bà Thảo vừa phát đi thông báo chính thức. Tuy hơi dài nhưng nhiều thông tin lẫn cảm xúc, tâm trạng.

————

TCBC TỪ BÀ LÊ HOÀNG DIỆP THẢO: “TRUNG NGUYÊN ĐANG BỊ THAO TÚNG”

Đã tròn 3 năm kể từ ngày bà chủ Trung Nguyên bị đột ngột bãi nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc Thường trực tại Tập đoàn Trung Nguyên (tháng 5/2015) và đẩy bà ra khỏi cương vị của người đồng sáng lập, quản lý và điều hành của Tập đoàn, đến nay bà Thảo vẫn chưa thể trở về điều hành Tập đoàn này mặc dù đã có phán quyết của Tòa án TP.HCM khôi phục lại chức danh này của bà.

TNG hiện vẫn quyết tâm loại bà Thảo ra khỏi quyền điều hành, quyền kiểm soát khối tài sản chung của vợ chồng Trung Nguyên.

Bà chủ Trung Nguyên bị bủa vây bởi các hoạt động chống phá từ Trung Nguyên

Năm 2014, sau khi kết thúc 49 ngày thiền định và nhịn ăn tại trang trại M’drak (Buôn Mê Thuột), ông Đặng Lê Nguyên Vũ có những biến đổi bất thường về sức khỏe, dẫn đến nhiều biến cố trong gia đình và nội bộ TNG. Kể từ thời điểm này, ông Vũ rất hiếm khi xuất hiện trước công chúng, ở công ty và gia đình.

Đột ngột vào tháng 4/2015, TNG ra quyết định bãi nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc Thường trực của bà Thảo tại TNG. Sự bãi nhiệm này đã đẩy bà Thảo ra khỏi cương vị của người đồng sáng lập, quản lý và điều hành của Tập đoàn.

Để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế, bà Thảo vẫn tiếp tục điều hành công ty Trung Nguyên International có trụ sở tại Singapore.

Cũng từ thời gian TNG ra quyết định bãi nhiêm bà Thảo, ông Vũ gần như không xuất hiện tại Tập đoàn, và thực tế là mọi hoạt động hàng ngày của TNG đều giao cho cấp dưới quản lý. Đây chính là sự bất thường làm dấy lên những hoài nghi về năng lực hành vi của ông Vũ cũng như khả năng thao túng của thế lực xấu nhằm vụ lợi.

Sau khi bãi nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám Đốc Thường Trực Tập đoàn Trung Nguyên của bà Thảo, tháng 11/2015, TNG đã tự tổ chức họp Hội đồng quản trị để tiếp tục bãi nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và người đại diện theo pháp luật của bà Thảo tại Công ty Cổ phần Cà phê Hòa tan Trung Nguyên (Trung Nguyên IC).

————–

Ngày 11 và ngày 29/3/2016, TNG tiếp tục đơn phương tổ chức họp Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông để thay đổi từ người diện theo pháp luật của Trung Nguyen IC từ bà Thảo sang ông Vũ.

Cũng trong tháng 3/2016, TNG lại tiếp tục đơn phương tổ chức họp Hội đồng thành viên Công ty TNHH Đầu tư Du lịch Đặng Lê để bãi nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc và người đại diện theo pháp luật của bà Thảo tại Công ty và bổ nhiệm ông Vũ vào các chức danh này.

Sau đó, ngày 21/4/2016, TNG làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương để thay đổi nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần thứ 8 từ bà Thảo sang ông Vũ. Mặc dù việc tổ chức cuộc họp này sai với quy định của pháp luật và trái với quy định của Điều lệ Trung Nguyên IC, vì Điều lệ công ty có quy định không cho phép Tổng Giám đốc được đồng thời làm Giám đốc (Tổng Giám đốc) của doanh nghiệp khác (Khoản 2 Điều 29 Điều lệ Trung Nguyên IC).

———–

Tháng 7/2017, TNG đệ đơn lên Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang yêu cầu bà Thảo giao trả nhà máy cà phê Bắc Giang (nhà máy duy nhất của Trung Nguyên mà bà Thảo đang điều hành để xuất khẩu các sản phẩm cà phê G7 ra quốc tế).

Thậm chí, TNG còn yêu cầu bà Diệp Thảo bồi thường số tiền 1.709.182.766.009 đồng vì gây thiệt hại cho Trung Nguyên IC (Công ty đang quản lý nhà máy cà phê Bắc Giang).

Ngày 22/9/2017, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã có phán quyết khôi phục tư cách Phó Tổng Giám đốc của bà Thảo tại TNG (xin xem bản án sơ thẩm đính kèm). Tuy nhiên, ngày 10/10/2017, TNG đã gửi đơn kháng cáo bản án này và tiếp tục ra Quyết định bãi nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc thường trực của bà Thảo.

Ngày 7/2/2018, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP.HCM đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án. Nhưng ngay trước phiên xét xử, TNG đã có đơn xin hoãn phiên tòa phúc thẩm. Sự phán quyết về việc quay trở về của bà chủ Trung Nguyên lại tiếp tục bị kéo dài.

————

Trước đó, tháng 8/2017, TNG gửi đơn khởi kiện tố bà Thảo cướp con dấu của Tập đoàn nhằm bôi nhọ đến uy tín và danh dự của bà. Ngày 23/4/2018 bà Thảo đã nộp đơn kháng cáo bản án này.

Không dừng lại ở đó, đầu năm 2018, TNG lại tiếp tục nộp các đơn khởi kiện bà Thảo tại Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh (thêm 4 vụ kiện mới) với những nội dung cáo buộc bà Thảo cướp, chiếm đoạt các con dấu.

Ngoài ra, một số cấp quản lý TNG đã đồng loạt nộp đơn khởi kiện bà Thảo ra Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh nhằm bôi nhọ đến uy tín và danh dự của bà.

————

Tháng 9/2017, TNG gửi đơn đến Tổng Cục Hải Quan đề nghị kiểm tra, giám sát các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Hậu quả là hàng loạt lô hàng G7 từ nhà máy cà phê Bắc Giang đang chuẩn bị xuất đi thị trường quốc tế bị giữ lại tại nhiều cửa khẩu khiến doanh thu gần như mất trắng vào mùa cuối năm và nguy cơ phá hủy hệ thống phân phối quốc tế mà bà Thảo gầy dựng trong 20 năm qua.

Rất may mắn, sau đó Tổng Cục Hải Quan đã ban hành văn bản chỉ đạo các Cục Hải Quan nhanh chóng giải phóng các lô hàng xuất khẩu đang bị tạm giữ và không tiếp tục tạm giữ các lô hàng xuất khẩu sắp tới.

KHÔNG THỂ LY HÔN VÌ KHÔNG KIỂM TOÁN ĐƯỢC TRUNG NGUYÊN 

Đã 2 năm rưỡi kể từ ngày bà Lê Hoàng Diệp Thảo nộp đơn ly hôn tại Tòa án nhân dân TP.HCM ngày 17/11/2015 (theo Thông báo thụ lý vụ án số 499/TB-TLVA), đến nay vụ án ly hôn giữ hai vợ chồng Trung Nguyên vẫn chưa có hồi kết.

Ngày 8/8/2017, Tòa án nhân dân TP.HCM đã ban hành Quyết định trưng cầu kiểm toán số 2836/2017/QĐ-TCKT đối với TNG. Nội dung của Quyết định này ghi rõ: “Trưng cầu Công ty TNHH Kiểm toán Deloitte Việt Nam (địa chỉ: Tầng 18 Tòa nhà Times Square Building, 18-22 Nguyễn Huệ, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh) thực hiện kiểm toán hoạt động kinh doanh từ ngày 01/1/2015 đến nay đối với các Công ty trực thuộc Tập đoàn Trung Nguyên (TNG)…thời hạn tiến hành kiểm toán là 90 ngày.”

Tuy Quyết định của Tòa án đã có hiệu lực thi hành, 9 tháng qua việc kiểm toán các Công ty thuộc TNG vẫn không thực hiện được. Lý giải về việc này, luật sư của bà Diệp Thảo cho biết “Phía TNG luôn tìm cách chống đối, né tránh và bất hợp tác trước yêu cầu kiểm toán.”

————

Tháng 8/2017, Tòa án nhân dân TP.HCM đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ khối tài sản chung của vợ chồng là đồng sở hữu Tập đoàn Trung Nguyên.

Tuy nhiên phía TNG không chấp hành, không cho bà Thảo vào công ty, không cung cấp báo cáo hoạt động kinh doanh và không chia cổ tức cho bà suốt từ cuối năm 2014 đến nay.

TNG vẫn quyết tâm loại bà Thảo ra khỏi quyền điều hành, quyền kiểm soát khối tài sản chung của vợ chồng Trung Nguyên mặc dù bà đang nuôi 4 đứa con chung.

Trước thực tế đó, khả năng vợ chồng chủ cà phê Trung Nguyên đang đứng trước nguy cơ mất trắng khối tài sản chung và uy tín của thương hiệu Quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi kéo dài thời hạn xét xử của vụ án ly hôn sẽ tạo cơ hội cho thế lực xấu đang thao túng Trung Nguyên trục lợi cá nhân.

Theo luật sư phía bà Thảo, Tòa án hiện vẫn chưa có lịch xét xử vụ án ly hôn này.

———

Nguyên nhân gì khiến TNG, dưới tên của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, liên tục thực hiện nhiều vụ kiện chống lại bà Thảo, trong khi đó, suốt gần 4 năm qua, ông chủ cũng gần như vắng bóng tại Tập đoàn này?

Là người đồng sáng lập và đồng sở hữu Tập đoàn Trung Nguyên, bà Diệp Thảo được xem là nội tướng của Trung Nguyên bao năm qua và được mong đợi có thể vực dậy sự phát triển của thương hiệu này.

———-

Nhiều lần bà Thảo trực tiếp đến gặp chồng tại trụ sở TNG đều bị những người lạ mặt ngăn cản. Những nỗ lực của bà đã được thể hiện qua các văn bản và những lần trực tiếp đến trụ sở Tập đoàn.

Bà vẫn mong muốn được đối thoại với chồng, giúp ông hồi phục sức khỏe và duy trì hoạt động kinh doanh bình thường của Tập đoàn Trung Nguyên, tuy nhiên đều bất thành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ VIỆC DOANH NGHIỆP CÓ THƯƠNG HIỆU KHÔNG ĐƯỢC FORBES XẾP HẠNG:

Forbes phiên bản tiếng Việt là ấn phẩm thứ 29 của tạp chí này trên toàn thế giới và là ấn bản thứ 6 tại châu Á. Sau 2 năm (2015) có mặt Forbes vẫn chưa thể tiến hành thực hiện top những người giàu nhất Việt Nam.

Forbes Việt Nam vừa thực hiện danh sách 40 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, từ danh sách 300 công ty; bằng phương pháp của Forbes dựa trên số liệu tài chính minh bạch.

Một số công ty có thương hiệu gây nhiều chú ý không được đánh giá do thiếu số liệu tài chính như: Kymdan, Eurowindow, Novaland, Tân Hiệp Phát hay Trung Nguyên. Một số thương hiệu khác có trên 20 năm nhưng đã chuyển nhượng mất 50% CP cho doanh nghiệp trong và ngoài nước như Kinh Đô, Vinacafé Biên Hòa, nước khoáng Vĩnh Hảo…vv.

Được xếp thứ tự:

  1. Vinamilk (1976) $1,520 triệu.
  2. Viettel (1989) $752,8 triệu
  3. Vingroup (1993) $279 triệu
  4. Sabeco (1977) $247 triệu
  5. FPT (1988) $171triệu
  6. Viettinbank (1988) $147triệu
  7. Vietcombank (1963) $135 triệu
  8. Masan Group (1996) $126 triệu
  9. BIDV (1957) $125 triệu
  10. Việt Nam Airlines (1956) $78 triệu
  11. Thế giới di động (2004) $77 triệu
  12. Bảo Việt (1964) $72,8 triệu
  13. PVI (1996) $66,4 triệu
  14. Ô tô Trường Hải (1997) $65,4 triệu
  15. Nutifood (2000) $64,8 triệu
  16. Hòa Phát (1992) $64,1 triệu
  17. Habeco (1957) $63,8 triệu
  18. Vietjet Air (2007) $63,4 triệu
  19. MBBank (1994) $61,7 triệu
  20. Dược Hậu Giang (1982) $59,4 triệu
  21. Thực phẩm TH (2010) $58,4 triệu
  22. PNJ (1988) $53,3 triệu
  23. Sacombank (1991) $47,6 triệu
  24. Techcombank (1993) $39,7 triệu
  25. Minh Long (1970) $39,5 triệu
  26. VPBank (1993) $37,7 triệu
  27. VNG (2004) $35,5 triệu
  28. REE (1977) $31,2 triệu
  29. Nhựa Bình Minh (1977) $28,2 triệu
  30. Đạm Phú Mỹ (2003) $27 triệu
  31. Traphaco (1972) $25,5 triệu
  32. ACB (1993) $25,3 triệu
  33. CotecCons (2004) $24,4 triệu
  34. Xi măng Hà Tiên (1964) $23 triệu
  35. Hoa Sen (2001) $21,9 triệu
  36. Biti’s (1982) $17,4 triệu
  37. Chứng khoán Sài Gòn – SSI (1999) $17,3 triệu
  38. Chứng khoán Tp.HCM – HSC (2003) $15,7 triệu
  39. Cao su Đà Nẵng (1975) $15,5 triệu
  40. Thiên Long (1981) $13,5 triệu.