CÁCH ĐỂ TẠO NÊN MỘT CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU ĐẦY LÔI CUỐN

bai_bao_nam_cau_chuyen_thuong_hieu (1)

Câu chuyện thương hiệu (BRAND STORYTELLING) cũng giống như một câu chuyện cổ tích vậy.

Đây chính là một trong những công cụ và chiến lược digital marketing, chưa kể đến yếu tố đặc biệt của mình. Điều này còn đáng quan tâm hơn lợi nhuận rất nhiều.

VÌ SAO CÂU CHUYỆN VỀ THƯƠNG HIỆU LẠI HẤP DẪN?

Hằng năm, có rất nhiều bộ phim được sản xuất và cho ra rạp. Nhưng rõ ràng chỉ một số ít là nhận được những phản hồi tích cực, giúp nhà làm phim có một nguồn doanh thu lớn.

Tại sao lại như vậy? Thật ra người ta sẽ không so sánh về yếu tố quy mô của nhà sản xuất lớn hay nhỏ, cũng không thể so sánh hiệu ứng hay kỹ xảo. Yếu tố cốt lõi ở đây chính là CỐT TRUYỆN TRONG PHIM CÓ NHỮNG ĐIỂM NHẤN GÌ và HƯỚNG DẪN DẮT CỦA CỐT TRUYỆN ẤY như thế nào. Điều quan trọng hơn hết là sự tương tác giữa cốt truyện phim và khán giả, nếu sự tương tác này có hiệu ứng tốt, bộ phim sẽ thành công và lợi nhuận dĩ nhiên sẽ đến.

Yếu tố cốt lõi để làm nên một bộ phim hay chính là cốt truyện, và câu chuyện thương hiệu cũng thế

Brand storytelling – CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU – cũng giống như một bộ phim vậy, nó có TÁC DỤNG TRUYỀN CẢM HỨNG cho người nghe đối với thương hiệu, và đó cũng chính là sức mạnh to lớn của nó.

Khi câu chuyện của bạn hay và cuốn hút, chắc chắn người nghe (khách hàng, đối tác…) sẽ ấn tượng sâu đậm khó có thể phai mờ. Brand storytelling – CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU – có thể được xem là nền tảng, lại vừa là yếu tố đi song hành với các chiến lược phát triển của thương hiệu.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ CÂU CHUYỆN THÍCH HỢP?

Một điều tất nhiên nhưng ít ai chịu hiểu đúng, đó là việc kể một câu chuyện thương hiệu so với việc quảng cáo hay thuyết trình là hoàn toàn khác xa.

Có 3 BƯỚC CẦN THIẾT để làm nên một CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU LÝ TƯỞNG. Đó là:

Bước 1: Xác định góc nhìn của bạn nằm đâu?

Yếu tố cần thiết để làm nên một câu chuyện thương hiệu chính là nhân vật và cốt truyện

Dĩ nhiên, trong một câu chuyện thì phải có nhân vật chính, vậy đó là ai? Chính là đối tượng mục tiêu. Đối với một thương hiệu đang kinh doanh sản phẩm, câu chuyện hay nhất sẽ là về góc nhìn của khách hàng, điều này sẽ thể hiện sự thành công trong quá trình tương tác của thương hiệu.

Nếu thương hiệu của bạn là một tổ chức truyền tải mục tiêu thì việc xuất phát từ góc nhìn của cộng đồng sẽ tạo hiệu quả cao hơn.

Bước 2: Xây dựng cốt truyện

Yếu tố tiếp theo mà một câu chuyện phải có chính là cốt truyện, và xây dựng cốt truyện chính cũng chính là việc quan trọng nhất trong cả quá trình.

Khi xây dựng cốt truyện, bạn nên đảm bảo câu chuyện của bạn sẽ có hai yếu tố là LỜI HỨA THƯƠNG HIỆU (brand promise) và LỢI ÍCH THƯƠNG HIỆU (brand benefit), bằng việc thể hiện thông qua lời hứa thương hiệu, hoặc khi lời hứa đã được thực hiện để phục vụ khách hàng và cộng đồng.

Chỉ cần cốt truyện dễ hiểu, những tư duy mang tính trực quan là không đáng ngại. Nó sẽ giúp bạn làm nổi bật các điểm quan trọng, tìm ra câu chuyện được mở đầu ở đâu và kết thúc ở đâu. Nhân vật sẽ thay đổi trải nghiệm ra sao và những cảm xúc nào sẽ tác động đến người nghe?

Bước 3: Dẫn dắt linh hoạt

Truyền thông đa phương tiện chính là một hướng dẫn dắt tốt cho câu chuyện thương hiệu của bạn

Hoàn thành hai bước kể trên, bạn đã có một câu chuyện, song bạn làm thế nào để kể nó?

Nếu bạn chỉ theo một hướng đi là làm video thì sẽ rất khó khăn, vì không phải lúc nào lời kể bạn và video cũng kết nối với nhau. Hãy mở rộng phạm vi bằng cách đăng tải lên các trang mạng xã hội và chi tiết hơn bằng lời kể trực tiếp khi đối diện với người nghe.

Một câu chuyện hay phải có được cách dẫn dắt linh hoạt và xuất hiện trên đa phương tiện truyền thông. Phải làm thế nào để những hình ảnh đẹp nhất của câu chuyện được lưu lại, nội dung của nó phải được đặt câu hỏi và chia sẻ nhiều trên các trang mạng xã hội như Facebook,Twitter hay Instagram, và phải được công chúng nhớ đến trên hagstag. Hãy đảm bảo rằng bạn đã tạo ra một câu chuyện tốt về thương hiệu và sẽ có thể kể lại nó nhiều lần.

THANH TỊNH