Tình trạng nhiễm HIV/AIDS và phương pháp phòng chống hiện nay

HIV là một căn bệnh xã hội mà cả mọi giới tính đều có thể gặp phải và có xu hướng gia tăng qua từng năm. HIV được viết tắt bằng cụm từ Human Immunodeficiency Virus gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khoẻ và tinh thần của con người.

Nhận diện con đường chính lây nhiễm HIV

HIV có khả năng lây nhiễm rất cao từ người sang người thông qua ba con đường chính:

  • Thứ nhất: lây qua đường máu. Nguyên nhân chính do dùng chung dụng cụ y tế, ống kim tiêm, dùng chung kim xăm, dao cạo,.. tiếp xúc với vết thương hờ, vết thương có máu của người nhiễm bệnh.
  • Thứ hai: lây từ mẹ sang con. Nguyên nhân chính do lây qua sữa mẹ, nhao thai. Một số trường hợp khi mang thai mẹ nhiễm Hiv nhưng sinh con ra lại âm tính.
  • Thứ ba: lây qua con đường quan hệ tình dục không an toàn. Quan hệ tình dục với người nhiễm Hiv sẽ dễ lây bệnh qua đường âm đạo, đường hậu môn và đường miệng.

AIDS là gì?

Có thể nói rằng AIDS là giai đoạn cuối cùng trong quá trình nhiễm HIV. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể làm suy giảm miễn dịch của các tế bào, tạo cơ hội cho các vi khuẩn khác bùng phát.

Nét nổi bật của giai đoạn AIDS là cơ thể người bị nhiễm nấm Candida ở miệng, viêm phổi có thể dẫn đến bệnh lao, vi rút gây ung thư hạch bạch huyết. Bệnh nhân sụt cân trầm trọng và dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn dẫn đến tử vong.

Tình trạng nhiễm HIV/AIDS trên thế giới hiện nay?

Theo báo của UNAIDS tính đến thời điểm 2020, số người nhiễm HIV lên đến 37,7 triệu người. Trong đó số trẻ em nhiễm dưới 15 tuổi là 1,8 triệu. Được biết rằng việc dẫn đến nhiễm HIV ngày càng cao là do tình trạng mua bán dâm, sử dụng chất ma tuý (đặc biệt đối với người sử dụng kim tiêm cùng nhau), quan hệ tình dục đồng giới.

Myanmar là đất nước được cho là có tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở Châu Á, hằng năm có khoảng 20.000 ca tử vong do nhiễm HIV/AIDS.

Đôi với các châu lục khác thì châu Phi chiếm tỷ lệ cao nhất thế giới. Lân cận vùng Sahara có khoảng 2/3 dân số bị nhiễm HIV/AIDS. Năm 2017, ở châu Phi có 1,7 triệu người tử vong. Hằng năm có khoảng 1 triệu người lớn và trẻ em tử vong do nhiễm HIV/AIDS.

Tình trạng nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam?

Trong năm 2021 cả nước đã ghi nhận 13.223 trường hợp nhiễm bệnh trong đó chiếm cao nhất là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Quan hệ tình dục không an toàn ở nam giới chiếm đến 85%, qua đường máu 9,9%.

Tuy nhiên, tình hình dịch HIV/AIDS trong vài năm gần đây có diễn biến đáng quan ngại. Tỷ lệ nhiễm HIV có xu hướng gia tăng ở một số địa phương, đặc biệt là các tỉnh phía Nam. Trong khi tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm phụ nữ bán dâm được khống chế ở mức thấp (trên dưới 3%) trong nhiều năm, thì tỷ lệ này ở nhóm tiêm chích ma túy vẫn có khá cao (trên 12%).

Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) tăng lên một cách đáng lo ngại, từ 6,7% năm 2014 lên 12,2% (2017) và 13,3% (2020). Một số địa phương, tỷ lệ MSM chiếm đến 50-70% tổng số các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện.

Phòng chống lây nhiễm  HIV/AIDS như thế nào?

+ Không dùng chung bơm, kim tiêm khi tiêm hay chích. Nên sử dụng bơm kim tiêm dùng một lần rồi bỏ đi. Tốt nhất là không tiêm chích ma túy.

+ Hạn chế truyền máu, sử dụng các loại thuốc tiêm chích.

+ Không dùng chung những vật xuyên qua da và niêm mạc như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kim xăm mình, kim xuyên lỗ tai…

+ Nếu phụ nữ mang thai không bị nhiễm HIV thì không thể truyền HIV cho con của họ được.

+ Để tránh lây truyền HIV, nam và nữ trong tuổi sinh đẻ (tuổi từ 15 – 49): không nên quan hệ tình dục trước hôn nhân; chung thuỷ 1 vợ, 1 chồng. Không quan hệ tình dục với nhiều người; sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục.

+ Trẻ mới sinh được uống thuốc kháng vi rút để phòng sự lây truyền HIV từ mẹ.

+ Dự phòng và điều trị các nhiễm trùng cơ hội khác. Tư vấn chăm sóc dinh dưỡng và hỗ trợ tinh thần.

+ Được chuyển đến nơi thích hợp để tiếp tục theo dõi, chăm sóc và điều trị cho cả mẹ và con. Chồng hoặc bạn tình đều được tư vấn, xét nghiệm, chuyển đến cơ sở chăm sóc điều trị thích hợp.

TRƯƠNG THỊ THẢO VY