Corona – 10 điều nên biết về việc Lock down thành phố

Giai đoạn nghiêm trọng của sự bùng nổ số người nhiễm corona.

Liên quan đến việc số người nhiễm virus chủng mới corona tiếp tục tăng, thống đốc Tokyo bà KOIKE YURIKO tại buổi họp báo ngày 25 tháng 3 đã phát biểu rằng “Nếu không làm gì đó mà vẫn tiếp diễn như thế này thì sẽ dẫn tới tình trạng Lock down toàn thành phố” và với tình hình nguy hiểm như hiện nay thì Nhật Bản sẽ sớm phải đối mặt với việc Lock down.

Tại Ủy ban ngân sách thượng viện của Thủ tướng Abe vào ngày 27, Ông Abe bày tỏ: “Nếu tình trạng Lock down xảy ra, nền kinh tế của Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng rất to lớn”, và chia sẻ cảm giác khủng hoảng với bà Koike. Sau đó, Thủ tướng Shinzo Abe tại buổi họp báo tối ngày 28 đã nhận xét về Tuyên bố tình trạng khẩn cấp cần thiết khi Lock down “Với tình hình hiện nay chưa phải là tuyên bố tình trạng khẩn cấp nhưng chúng ta cũng gần như là đang đối diện với việc này, tình hình khẩn cấp vẫn đang tiếp diễn. Thủ đô Tokyo có thể chưa bị phòng tỏa nhưng chúng ta không thể bỏ qua tình huống này.

Trong trường hợp Thủ đô bị phong tỏa, thì ảnh hưởng của việc này sẽ rất nghiêm trọng. Nếu không tuân thủ lệnh Lock down thì cái gì sẽ xảy ra? Cú sốc về kinh tế sẽ ở mức độ như thế nào… 10 điều cần biết trước khi tình trạng này xảy ra.

1. Phong tỏa thành phố (Lockdown) là gì?

Phong tỏa thành phố (Lockdown) là việc hạn chế sự di chuyển của mọi người trong khu vực thuộc đối tượng bị phong tỏa và cấm mọi hoạt động của doanh nghiệp. Theo chính quyền thành phố Tokyo, định nghĩa này không rõ ràng và Thành phố sử dụng định nghĩa này với giả định cấm việc đi ra khỏi thành phố, cũng là việc đang được áp dụng ở các nước khác.

Từ ngày 23 tháng 1, tại Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, để ngăn chặn việc lây lan của virus, Trung Quốc đã đóng cửa sân bay, nhà ga xe lửa, đường cao tốc, và trên thực tế đã thực hiện các biện pháp phong thành phố.

Ngoài Trung Quốc, rất nhiều nước trên thế giới đang thực hiện biện pháp Lockdown thành phố. Theo các báo cáo đã đưa, “Điều gì xảy ra khi có lệnh cấm đi ra ngoài do virus chủng mới corona? So sánh kỹ các trường hợp ở các nước Châu Âu như Italia, Tây Ban Nha, Pháp, Anh từ trung tuần tháng 3 liên tiếp áp dụng lệnh cấm đi ra ngoài trong trường hợp không cần thiết và không khẩn cấp. Các quy định chi tiết ở mỗi nước sẽ khác nhau, ví dụ như ở Italia, ngay cả việc mua các đồ dùng thiết yếu cho sinh hoạt cũng bị giới hạn 1 lần 1 tuần.

Ở Mỹ, cho đến thời điểm ngày 28 tháng 3, trên 20 bang đang áp dụng việc hạn chế đi ra ngoài. Bang New York, từ ngày 22 áp dụng hoàn toàn làm việc tại nhà đối với toàn bộ nhân viên của tất cả các công ty trong bang ngày.

2. Ở Nhật Bản, sẽ căn cứ theo Luật nào? Và nếu không tuân thủ thì sẽ ra sao?

Tại buổi họp báo ngày 29, Chánh văn phòng nội các ông Yoshihide SUGA đã giải thích về tình trạng Lockdown, căn cứ vào Tuyên bố tình trạng khẩn cấp theo Luật áp dụng đặc biệt cho đối sách về chủng mới corona,Thống đốc của các tỉnh thành phố “Kêu gọi” việc thận trong khi đi ra ngoài, và có thể kêu gọi, chỉ thị những việc như giới hạn sử dụng Trường học, các trung tâm phúc lợi. Việc Luật áp dụng đặc biệt đã được sửa đổi, vì vậy Chủng mới Corona virus cũng đã được áp dụng ở điều luật này.

Theo văn phòng đối sách chống dịch Cúm chủng mới của Văn phòng nội các, việc “Kêu gọi” trong Luật áp dụng đặc biệt là sự kỳ vọng vào việc xử lý mang tính thiện chí từ đối phương, chính là những người nhận sự kêu gọi về một hành động cụ thể, và đối phương đó có thể thực hiện hoặc không thực hiện ( không cưỡng chế). “ Chỉ thị” là yêu cầu cụ thể mang tính nghĩa vụ, và mỗi người cần thực hiện nó như là một nghĩa vụ.

Các vi phạm đối với chỉ thị được giới hạn áp dụng bằng những hình phạt. Theo Luật áp dụng đặc biệt, các hình phạt được quy định rõ ràng, nếu không tuân thủ mệnh lệnh từ các thống đốc của mỗi thành phố để đảm bảo hàng hóa cần thiết, giới hạn ở các tình huống như vứt bỏ, phá hoại và che giấu hàng hóa cần thiết. Về việc hạn chế sử dụng hay thận trọng khi ra ngoài, trong luật áp dụng đặc biệt không có quy chế phạt. Tuy nhiên, cũng có thể sẽ có những trường hợp phải đền bù thiệt hại dân sự.

Theo những phân tích trên đây thì việc phong tỏa thành phố hoàn toàn và áp dụng quy tắc xử phạt mang tính luật pháp sẽ không thể áp dụng ở Nhật Bản.

3. Những cơ sở nào sẽ đóng cửa?

Theo Luật về các biện pháp đặc biệt để đối phó với bệnh cúm influenza thì các thống đốc, tỉnh trưởng có thể chỉ thị, yêu cầu hạn chế sử dụng trường học, các cơ sở phúc lợi xã hội và địa điểm giải trí (Những cơ sở cung cấp dịch vụ công cộng như rạp chiếu phim, kịch, âm nhạc, thể thao, nghệ thuật…). Ngoài ra, cũng có thể chỉ thị, yêu cầu hạn chế sự kiện, hội thảo tại những địa điểm này.

Ngoài ra, theo như đã nhắc đến “Phong tỏa thủ đô như thế nào? Tôi đã hỏi người phụ trách là liệu có phong tỏa thành phố do virus Corona chủng mới ở Nhật Bản hay không?”, đối với “bệnh truyền nhiễm loại 1” đã được quy định trong Luật về bệnh truyền nhiễm thì Thống đốc tỉnh trưởng có thể chặn giao thông của những nơi đã bị lây nhiễm từ nguồn của bệnh trong vòng 72 giờ. Vào ngày 26/3, một phần của quy định liên quan đến luật bệnh truyền nhiễm đã được sửa đổi là có thể chặn giao thông trong trường hợp bệnh truyền nhiễm virus chủng mới corona lan rộng.

4. Kỳ hạn phong tỏa là bao lâu?

Về kỳ hạn phong tỏa chính phủ đưa ra là 21 ngày và sẽ được thực hiện theo như pháp lệnh trong bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Lấy khoảng thời gian này làm mốc, dựa trên tình trạng lây nhiễm mà sẽ xem xét rút ngắn hay kéo dài khoảng thời gian trên. Nhiều quốc gia đã quyết định phong tỏa, ban đầu thời hạn từ 2~3 tuần, sau đó sẽ dựa theo tình huống.

Tuy nhiên, các quốc gia đều đang phải kéo dài thời gian phong tỏa liên tiếp.Ý phong tỏa toàn bộ lãnh thổ từ ngày 10/3, ban đầu cấm các cửa hàng hoạt động đến ngày 25, và cấm đi ra ngoài đến ngày 3/4. Tuy nhiên thời gian cấm cửa hàng hoạt động kéo dài đến 3/4 và sau đó thì dự đoán việc cấm đi ra ngoài và các cửa hàng hoạt động sẽ bị kéo dài đến tháng 5. Ở Anh đang phong tỏa 3 tuần kể từ ngày 23/3 nhưng có khả năng kéo dài đến tháng 6. Tây Ban Nha và Malaysia cũng tuyên bố là kế hoạch vốn kết thúc vào cuối tháng 3 sẽ kéo dài đến giữa tháng 4.

Ngay cả khi trong quá trình phong tỏa thì cũng không thể khống chế được sự lây lan của virus trong một khu vực, nếu mà không phát huy được hết hiệu quả của sự kiềm chế đã được dự đoán thì sẽ vẫn tiếp tục kéo dài. Nếu mà phong tỏa sẽ kiềm chế được virus Corona chủng mới trong bâu lâu, câu hỏi này vẫn chưa thấy được câu trả lời. Việc phong tỏa càng tiếp diễn, càng ảnh hưởng đến nền kinh tế và sự bất an của người dân, nhưng vì không có dấu hiệu sự lây nhiễm sẽ dịu đi nên tất cả các quốc gia vẫn thiêp tục tình trạng phong tỏa.

5. Việc lưu trữ thực phẩm sẽ làm như thế nào?

Trong cuộc hội thảo vào tối ngày 25/3, thống đốc Koike đã yêu cầu người dân Tokyo hạn chế ra ngoài vào cuối tuần khi không cần thiết, ngay lập tức sau đó đã xảy ra việc đầu cơ tích trữ ở các siêu thị trong thành phố và các giá hàng thực phẩm trở nên trống rỗng.

Ngay khi nhận được sự tình đã xảy ra, Có 3 cơ quan trong đó có cơ quan người tiêu dùng đã đưa ra bình luận ngay vào ngày hôm sau, ngày 26: “Chúng tôi đảm bảo sẽ đủ nguồn thực phẩm cung cấp. Hãy an tâm và bình tĩnh khi mua sắm”. ĐỒng thời 3 cơ quan cũng đã kêu gọi các hành động sau (1) Chỉ mua những thực phẩm cần thiết ; (2) Không mua quá nhiều và quá nhanh; (3) không mua để bán lại.

Cơ quan sản xuất lương thực thuộc bộ Nông – Lâm – Ngư nghiệp đã nghe thấy tình trạng lưu kho của các tổ chức và trả lời là hiện tại hàng lưu trữ trong kho có đủ khả năng đáp ứng. Đối với mỳ ăn liền “Có đủ hàng dự trữ. Hiện tại có mức tăng sản xuất 20~30% trong thời điểm bình thường có có thể tăng sản xuất khi cần thiết”. Đối với các thực phẩm đông lạnh “đang tăng đơn đặt hàng từ các nhà phân phối, và hiện tại hàng trong kho có đủ khả năng đáp ứng”. Chi tiết các mục trong ảnh đính kèm.

6. Trong trường hợp Tokyo bị phong tỏa, cú sốc gây ra cho nền kinh tế sẽ ở mức độ như thế nào?

Viện nghiên cứu tổng hợp Nomura, ngày 26/3, đã công bố dự toán ảnh hưởng tới nền kinh tế khi thủ đô Tokyo bị Lock down.

Giả sử thủ đô Tokyo sẽ bị Lock down trong 1 tháng, ước tính mức tiêu thụ cá nhân của Nhật Bản sẽ giảm 2.49 nghìn tỉ Yên, GDP (tổng sản phẩm quốc nội) trong một năm của Nhật Bản sẽ giảm xuống 0.44%, và cho dù với tình huống Lockdown một tháng, nhu cầu bị mất đi được dự đoán là sẽ vượt lên cả sự ảnh hưởng đến GDP trong năm 2020 khi Olympic Tokyo bị hoãn lại.

Theo viện nghiên cứu Nomura, tiêu dùng cá nhân có ảnh hưởng rõ rệt nhất khi sự di chuyển của con người bị hạn chế khắt khe, ngược lại làm việc từ xa ( remote work) nếu được áp dụng thì việc đầu tư thiết bị của mỗi công ty sẽ được duy trì dễ dàng.

Theo đó, Viện nghiên cứu đã trích xuất các hạng mục có khả năng tiêu dùng cao ngay cả khi thành phố bị lockdown từ Số liệu thống kê khảo sát hộ gia đình năm 2019 (phần trong ngoặc là tỉ lệ cấu thành chiếm trên tổng tiêu dùng). Đồ ăn, đồ uống (25.4%), tiền nhà (4.3%), nước nóng và nước sinh hoạt (7.4%), dịch vụ y tế (2.6%), thông tin (4.5%) với tổng số là 44.2% được duy trì, phần còn lại 55.8% ước tính tạm thời sẽ không được chi tiêu.

7. Các thành phố trong cả nước có nguy cơ bị phong tỏa?

Sự bùng nổ số người nhiễm virus chủng mới Corona đã bắt đầu ở nhiều địa phương, và việc dự đoán số lượng các thành phố bị phong tỏa ngày càng tăng là có khả năng xảy ra. Nước Ý, vào ngày 8 tháng 3 vừa thực thi phong tỏa miền Bắc, nơi tập trung nhiều người nhiễm bệnh, thì vào ngày 10 chính phủ đã phong tỏa cả nước. Philippine đã đóng cửa thủ đô Manila vào ngày 15/3, và sau đó 2 ngày đã phong tỏa toàn hoàn đảo Luzon bao gồm cả Manila.

Ở Mĩ, hơn 20 tiểu bang đã thực thi chính sách hạn chế việc ra ngoài.

Giả định, trong trường hợp Tokyo bị phong tỏa, thì các các tổ chức Tự trị ở các khu vực lân cận hẳn vẫn có khả năng cùng phối hợp thực thi lệnh phong tỏa chăng.

Ngày 26, Thủ đô Tokyo, quận Kanagawa, Chiba, Saitama, Yamanashi đã cùng lúc kêu gọi người dân hạn chế ra ngoài nếu không có việc cần thiết. Vào ngày 13, việc thông qua đề xuất sửa đổi luật về các biện pháp đặc biệt chống lại đại dịch cúm cho phép Thủ tướng phát lệnh tuyên bố khẩn cấp sau khi thiết lập thời gian và địa điểm. Những vùng có nhiều người bị nhiễm bệnh được chính phủ kêu gọi người dân không nên ra đường, và có khả năng sẽ yêu cầu tạm dừng hoạt động của các dịch vụ giải trí.

Ở các nước châu Âu, châu Á, không chỉ có một bộ phận thành phố mà ngày càng nhiều quốc gia thực hiện phong tỏa hết cả nước. Điển hình các nước châu Âu như Ý, Pháp, Tây Ban Nha, các nước châu Á như Ấn Độ, Malaysia đều đã thực hiện chính sách đóng cửa. Ấn Độ cũng giống như Ý, ban đầu chỉ thực thi đóng cửa ở khu vực có người nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nhận thấy điều này không thể ngăn chặn được sư lây lan nhanh chóng nên chỉ sau vài ngày, chính quyền đã quyết định mở rộng phong tỏa ra toàn lãnh thổ. Hiện tại, khó có thể cho rằng Nhật Bản sẽ bất ngờ phong tỏa cả nước, tuy nhiên nếu số người nhiễm tăng nhanh và không có dấu hiệu dừng lại thì cho dù phong tỏa một khu vực cũng sẽ ko mang lại nhiều hiệu quả dẫn đến việc chính phủ bắt buộc phải mở rộng phạm vi phong tỏa.

Phong tỏa một phần cũng có điểm yếu của nó. Tại Thái Lan, việc đóng cửa các cơ sở thương mại và giải trí ở thủ đô Bangkok đã dẫn đến một số lượng lớn người dân di cư thất nghiệp và người lao động nước ngoài rời Bangkok trở về quê. Nhà chức trách sợ rằng những người nhiễm bệnh sẽ bị phân tán khắp đất nước nên yêu cầu người dân ở lại thủ đô. Tuy nhiên do không ngăn được dòng chảy này đã buộc chính phủ phải ban bố tình trạng khẩn cấp.

Trước khi lệnh phong tỏa được thực thi, nếu có nhiều người thoát khỏi vùng phong tỏa, và sau khi lện phong thỏa được thực thi vẫn có nhiều người di chuyển ra khỏi vùng yêu cầu, thì nguy cơ lây nhiễm càng tăng cao, do đó lệnh phong tỏa cần thực thi một cách thực tế.

8. Gia đình có người qua đời thì cũng không thể tổ chức đám tang?

Như ở Italia, để ngăn chặn virus corona chủng mới không lan rộng, đất nước này còn cấm luôn cả việc tổ chức lễ tang. Tuy nhiên, theo như mục (2) đã nêu “Ở Nhật sẽ căn cứ vào điều Luật nào? Và nếu không tuân thủ thì sẽ ra sao” , theo các điều Luật hiện hành ở Nhật Bản, việc cấm toàn bộ lễ tang ở trong thành phố là rất khó.

Tuy nhiên, “tâm trạng tự kiềm chế cảm xúc”đang bắt đầu ảnh hưởng đến các đám tang.

Theo Yorisou (Tokyo, Quận Shinagawa) công ty tổ chức các dịch vụ liên quan đến tang lễ, ngay từ tuần đầu của tháng 3 khi Chính phủ kêu gọi hoãn các sự kiện, hay Lễ hội, giảm quy mô sự kiện, tỉ lệ nghi Lễ hỏa táng không tổ chức buổi đưa tiễn và tang lễ đã tăng trên 10% so với trước đó. Người tham gia tang lễ cũng giới hạn chỉ là người trong gia đình, cũng có những trường hợp không có ăn uống của đêm đưa tiễn người đã mất, đặt biệt rõ rệt ở trong thành phố. (Theo nguồn tin của công ty cung cấp)

Với những thông tin như thế này, ở công ty Yorisou từ ngày 10 tháng 3 đã bắt đầu cung cấp dịch vụ sau tang lễ, sau khi những người trong gia đình đưa tiễn người đã mất, họ sẽ thực hiện lễ tang lần hai đợi khi dịch bệnh truyền nhiễm lắng xuống. Cho đến ngày 30 tháng 4, với những gia đình tổ chức tang lễ và giảm tối thiểu người tham dự vì lo lắng bệnh truyền nhiễm gay ra bởi virus corona chủng mới, Công ty sẽ hỗ trợ 3 vạn Yên trong chi phí tổ chức tang lễ lần 2.

9. Có thể nhận đơn thuốc mà không cần khám trực tiếp không?

Đến ngày 29/2, Bộ Lao động Phúc lợi và Y tế đã thông báo cho các chính quyền địa phương rằng có thể phát đơn thuốc cho dù không khám trực tiếp mà chỉ khám qua điện thoại đối với những người có sẵn bệnh lâu năm như bệnh mãn tính. Các bác sĩ sẽ thăm khám qua các thiết bị truyền tin như điện thoại hay máy tính bảng, kê đơn thuốc cho bênh nhận và có hệ thống gửi đơn thuốc đến nhà thuốc mà bệnh nhân mong muốn.

Tuy nhiên đối với những người nghi nhiễm virus Corona chủng mới thì yêu cầu đến khám trực tiếp với bác sĩ do có khó khăn trong việc đánh giá tình trạng bệnh.

10. Vậy thì bồi thường cho các doanh nghiệp phải đóng cửa trong thời gian lock down sẽ như thế nào?

Hiện tại, dường như không có khoản đền bù nào dành cho việc phong tỏa thành phố. Tuy nhiên đã có chính sách hộ trợ các chủ doanh nghiệp tư nhân và xí nghiệp buộc phải đóng cửa do ảnh hưởng của virus Corona chủng mới. Ví dụ nhà nước sẽ mở rộng khoản “tiền trợ cấp điều chỉnh việc làm” nhằm giúp các công ty có tình trạng kinh doanh đi xuống vẫn tiếp tục thuê lao động. Theo yêu cầu của chính phủ, sẽ sắp xếp thanh toán số tiền trợ cấp cho các văn phòng phải đóng cửa, chủ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bị thu hẹp và tiền phụ cấp ngày nghỉ cho nhân viên.

Ngoài ra, trong biện pháp khẩn cấp đã được đưa ra vào ngày 10/3 thì có chế độ cho vay đối với các hộ gia đình và doanh nhiệp có thu nhập bị giảm do ảnh hưởng của Virus Corona chủng mới, và chế độ bảo đảm các khoản vay hỗ trợ tài chính. Hơn nữa, chính sách cho tình trạng khẩn cấp số 3 cũng đang được xem xét hoàn thiện trong đó có chính sách hỗ trợ các chủ doanh nghiệp cá nhân và xí nghiệp đã bị buộc phải đóng cửa.

Ấn Độ đã phong tỏa toàn bộ lãnh thổ vào ngày 25/3, và hàng loạt các nghành nghề từ tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ đến các cơ sở sản xuất đã phải chịu cú sốc nghiêm trọng. Do nhiều doanh nghiệp và nhân viên có nguy cơ bị phá sản và thất nghiệp nên trước và sau khi phong tỏa đất nước, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra các biện pháp kinh tế như giảm lãi đối với các khoản chi trả thuế chậm trễ và chung cấp lương thực, tiền mặt cho người nghèo.

Nếu việc phong tỏa được thực hiện tại Nhật Bản, nhà nước và chính quyền địa phương sẽ được yêu cầu đưa ra các biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa. Tuy nhiên, cho dù có hỗ trợ nhiều hơn đi chăng nữa, thì phạm vi được bồi thường cũng chỉ là một phần. Doanh thu giảm và thua lỗ tăng là điều không thể tránh khỏi.

Theo báo Nikkei – Biên dịch: Vuongvv, COF