Xu hướng bếp “xanh” – Giảm rác thải thực phẩm, rác thải hữu cơ

Một câu hỏi được đặt ra: Các bạn sẽ làm gì với phần rác thải hữu cơ trong gia đình mỗi ngày?

Hầu hết các câu trả lời đều chọn phương án vứt đi cùng các rác thải khác, một số ít thì có phương án sử dụng chúng cho việc ủ thành phân bón hữu cơ.

Có thể chúng ta đều nghĩ rằng một lượng thức ăn thừa bỏ đi sẽ không sao, thế nhưng nếu mỗi gia đình đều bỏ đi một lượng nhỏ ấy mỗi ngày thì khối lượng thức ăn bị thải bỏ sẽ không còn nhỏ nữa. Không chỉ trong một ngày, mà nhiều tuần, nhiều tháng thì lượng rác thải ấy sẽ khổng lồ như thế nào:

Theo tổ chức nông lương Liên Hiệp Quốc, mỗi năm loài người lãng phí khoảng 1,3 tỉ tấn thực phẩm, trọng lượng lương thực bị lãng phí này gần tương đương với 23 triệu chiếc xe tải 40 tấn chở đầy tải, đủ để xếp vòng quanh Trái đất bảy lần.

Báo cáo Chỉ số Chất thải Thực phẩm năm 2021, từ Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) và tổ chức đối tác WRAP cho thấy:

– Phần lớn chất thải hữu cơ này đến từ các hộ gia đình, nơi loại bỏ 11% tổng lượng thực phẩm. Dịch vụ ăn uống và cửa hàng bán lẻ lãng phí lần lượt là 5% và 2%.

– Tính theo bình quân đầu người toàn cầu, 121 kg thực phẩm cấp cho người tiêu dùng bị lãng phí mỗi năm, trong đó ở hộ gia đình lãng phí 74 kg/ người

Không chỉ dừng lại ở những con số, rác thải thực phẩm còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vấn đề về môi trường và tài chính:

– Rác thải thực phẩm hầu hết có hàm lượng dinh dưỡng cao, tuy nhiên rác thải thực phẩm dễ thối rữa khi tích tụ khối lượng lớn và trở thành nơi sinh sôi, tập trung của nhiều loại côn trùng như ruồi -nhặng- muỗi- chuột…và đặc biệt là sinh vật gây bệnh. Những mầm bệnh này sẽ đe dọa trực tiếp đến môi trường và sức khỏe của con người.

– Phần lớn rác thải thực phẩm hiện nay được lẫn trong rác thải sinh hoạt, và xử lý bằng cách chôn lấp. Tuy nhiên, khi tích tụ và phân hủy trong môi trường yếm khí, rác thải thực phẩm sẽ sinh ra khí metan (CH4) – một loại khí gây hiệu ứng nhà kinh. Dự tính, số lượng khí metan này sẽ tạo ra khoảng 3,3 ty tấn khí CO2 mỗi năm, chiếm khoảng 7% tổng lượng khí thải.

– Rác thải thực phẩm chiếm từ 40% – 60% trên tổng lượng rác mà các hộ gia đình thải ra mỗi ngày. Nếu giảm rác thải thực phẩm chúng ta sẽ giảm được chi phí cho việc thu gom và sử lý rác thải.

Chính vì vậy việc tận dụng tối ưu rác thải thực phẩm tại chính hộ gia đình có thể tránh được tình trạng lãng phí thực phẩm, giảm thiểu những tác động về ô nhiễm môi trường, giảm ngân sách cho công tác phải thu gom, xử lý …

Hiện nay các nước trên thế giới đã áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến để giảm thiểu lượng rác thải hữu cơ ra môi trường và biến nó trở nên có giá trị hơn. Sau một thời gian nghiên cứu về vấn đề rác thải thực phẩm tại Việt Nam, việc xử lý tại nước ta còn khá thô sơ và hạn chế. Một công ty khởi nghiệp CÔNG TY CP ECO Việt Nam đã mạnh dạn mang một giải pháp hoàn toàn mới mẻ để giải quyết vấn đề rác thải một cách đơn giản cho chính các hộ gia đình.

SmartCara – một công nghệ mới đến từ Hàn Quốc – có thể tái chế rác thải thực phẩm thành phân bón hữu cơ giúp “Rác thải thực phẩm ” có giá trị hơn – có ích hơn cho người sử dụng và môi trường. Thiết bị SmartCara đã được người tiêu dùng trên thế giới yêu thích từ những năm 2010.

Thiết bị tái chế SmartCara sử dụng một cách đơn giản nên phù hợp với rất nhiều người kể cả những người bận rộn nhất. Tiếp kiệm thời gian tái chế rất nhiều so với việc tái chế bằng phương pháp ủ phân truyền thống. Chỉ từ 3-5 tiếng đồng hồ, rác thải thực phẩm đã được tái chế thành phân bón hữu cơ thân thiện với môi trường, có thể sử dụng cho việc chăm sóc cây trồng tại nhà, và dễ dàng bảo quản trong thời gian dài.

Với thiết kế thông minh, thiết bị SmartCara được tích hợp bộ lọc khử mùi, trong quá trình sử dụng sẽ không gây ra bất cứ mùi nào ảnh hưởng đến không gian sống của bạn.

Lượng rác thải giảm thiểu lên đến 90% so với lượng rác thải đã đưa vào máy ban đầu, chính vì vậy thùng rác không phải là điểm đến cuối cùng của rác thải, giúp cho những vấn đề đổ rác hay việc tích tụ rác trở thành mối lo ngại của những người nội trợ.

Với mong muốn không chỉ đem lại giải pháp tái chế rác thải hữu cơ giảm thiểu các tác động đến môi trường mà ECO Việt Nam và thiết bị SmartCara còn muốn nâng cao nhận thức và chung tay cùng hành động – hướng tới giáo dục cho thế hệ tương lai về Lối sống Xanh – Bền vững tại Việt Nam.

MINH THẮNG