Quốc hội vừa thông qua luật an ninh mạng khiến nhiều người dự đoán có khả năng FB hay Google rút khỏi Việt Nam. Khi đó, Sales & Branding thời không Facebook, không Google sẽ như thế nào, đã có người lo lắng như thế.
Nếu quan sát thì có thể thấy, thị trường Việt Nam hiện đứng thứ 2 khu vực về người dùng FB, nhiều cơ sở nhỏ và cá nhân đang chạy ads bán hàng online trên FB rất nhiều. Một số doanh nghiệp đã chuyển hướng dành ngân sách làm truyền thông và marketing online nhiều hơn. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp đã tập trung xây dựng thương hiệu trên môi trường Internet, bao gồm mạng xã hội FB, zalo, Instagram, và trên google (content, Youtube, GDN…)… do vậy FB hay Google sẽ khó rời bỏ thị trường này.
NGƯỜI DÙNG TRẺ Ở MỸ RỜI XA FACEBOOK NHƯNG VIỆT NAM THÌ KHÔNG
Cách đây 2 năm, nhiều nghiên cứu đã đưa ra nhận định, người tiêu dùng trên thế giới xa rời FB và tập trung vào một số kênh mạng xã hội khác. Chẳng hạn, họ cho rằng giới trẻ Mỹ giờ xài các mạng xã hội khác nhiều hơn Facebook và xu hướng này có vẻ ngày càng lan rộng và có đà gia tăng rõ rệt.
Xem báo cáo của Pew Research thấy giới trẻ Mỹ xài YouTube, Instagram và Snapchat ngày một nhiều hơn là Facebook. Có đến 71% giới trẻ Mỹ thường xuyên dùng các mạng xã hội song chưa đầy 20% dùng Facebook. Đặc biệt, YouTube đang được giới trẻ dùng nhiều nhất với 85% số người được hỏi có dùng.
Tiếp theo là 72% xài Instagram, mà hồi ấy khi Facebook đã bỏ ra 1 tỷ USD mua lại Instagram từ 2012 lúc đó cả thế giới nhảy tưng tưng lên sao mắc quá vậy. Một chuyên gia còn cho rằng, Snapchat – một thứ ở Việt Nam chả mấy ai ngó đến được 69% bạn trẻ ở Mỹ xài, còn Twitter một nền tảng ra đời rất lâu trước đó chỉ có 32 %. Dưới 10% nói có xài Tumblr hoặc Reddit.
Khi được hỏi hay xài mạng nào nhất. Câu trả lời với giới trẻ Mỹ thì là 35% là Snapchat, 32% YouTube, 15% Instagram. Chính vì thế khi xây dựng một plan Digital Marketing bạn sẽ tư vấn chọn kênh nào, nếu lo lắng FB sẽ giảm. Câu hỏi này đã có từ 2 năm trước.
Thực tế ở Việt Nam, người dùng vẫn chuộng FB và chúng ta vẫn xây dựng một kế hoạch truyền thông Marketing phù hợp với kênh này, song song với việc thúc đẩy các hoạt động trên Zalo, Instagram, Youtube. Đặt biệt là loại hình YouTube cần được khai thác mạnh trong tương lai với những dạng phim ngắn, phim Webdramma…
Vì sao? Bởi đến nay, FB vẫn là môi trường mạng xã hội có mức độ tương tác mở rộng cao nhất, đa dạng và phong phú nhất. Một Status với chủ đề nào đó ai cũng có thể phát biểu ý kiến qua công cụ comment, hoặc biểu thị thái độ bằng nút like và share về nhà bình luận tiếp với đám bạn của mình…
Đây là thuộc tính vui vẻ, nhiều chuyện của người Việt. Có lẽ chả có nơi nào trên thế giới mà độ mở trong tâm hồn hay quan hệ lớn như người Việt. Tứ hải giai huynh đệ, một triết lý sống của người Việt, vì thế họ sẵn sàng làm quen và chấp nhận làm quen với bất cứ ai trên môi trường này chỉ cần một cú click.
Người Việt đa thần, bất cứ cái gì bất thường đều được chú ý và vào đó yếu tố tâm linh. Một con rắn xuất hiện trên ngôi mộ vào thời điểm 4.0 này thì vẫn cứ là rắn thần, hàng nghìn người đến lễ lộc lạy vái và cầu xin. Một tảng đá bên đường màu sắc hơi bất thường là cũng có thể có bát nhang để đó và người qua lại thành kính lạy lục khấn vái…
Vì thế môi trường FB sẽ là một môi trường cực kỳ tốt để làm thương hiệu theo phương thức rỉ tai, hữu xạ tự nhiên hương, trong phương tiện hiện đại. Vậy thì FB sẽ còn quan trọng trong lâu dài đối với người làm Sales hay Branding.
CHẮC KHÔNG CÓ CHUYỆN FB VÀ GOOGLE RA ĐI
Nhiều người dự đoán, với Luật An ninh mạng, trên FB sẽ không còn thú vị khi không có các nhà dân chủ nói trái ý kiến hay gì gì đó, và khi đó đây chỉ là sân chơi của những người làm quảng cáo thuần túy, chỉ quảng cáo và những người lắm chuyện.
Tất nhiên, nó sẽ mất đi một phần hào hứng nào đó nhưng người ta vẫn cần nơi tám đủ thứ chuyện.
Mặc dù vậy, một viễn cảnh cũng có thể xảy ra, ai mà biết được phải không, nếu một ngày đẹp trời nào đó Facebook, Google chào Việt Nam lên đường điều gì sẽ xảy ra với hoạt động marketing và bán hàng? Không chỉ ở nội địa, mà cả khách hàng ở Singapore, ở Úc hay ở châu Phi?
Khi đó bạn chắc phải trở về thời kỳ hơn chục năm trước với những công cụ truyền thông và marketing truyền thống: Yellow Page, Telesales, E-mail marketing và person-to-person. Tức là sẽ lại tìm dữ liệu thông tin khách hàng, nói vậy chứ thời gian qua có nhiều công cụ để lấy database khách hàng rồi, sau đó gọi điện thoại, viết email giới thiệu và mời mọc và chăm sóc khách hàng… Tất cả đều là những kỹ năng của chính những người làm truyền thông và marketing. Vì bản chất của Branding là phục vụ kinh doanh – Branding for sales.
Chỉ có điều, sân chơi bình đẳng trong nước có thể bạn nỗ lực vươn lên top đầu bằng kỹ năng, thế nhưng thị trường các nước trong khu vực và thế giới họ đã phát triển, họ sử dụng cả trí tuệ nhân tạo rồi, chúng ta sẽ sao thì tự hiểu nha…
Nói thì nói vậy, môi trường Facebook vẫn đang là mảnh đất màu mỡ cho những ai muốn bán hàng online, muốn làm marketing với những thông điệp rỉ tai đến công đồng. Mặt dù mới đây FB tiếp tục thông báo sẽ đánh giá thấp những fage bị comment chất lượng không ổn định hoặc xấu, những lời cảm thán vô thưởng vô phạt… Quá trình này cũng là rà soát và đánh giá độ thật của người dùng trên FB.
Kết luận là, gì thì gì, FB vẫn là môi trường tương tác giúp giới truyền thông và Marketing lan tỏa thông điệp của mình, tác động làm thay đổi thánh độ đối với một sản phẩm hoặc thương hiệu nào đó. Vấn đề là bạn phải cố gắng sáng tạo nhiều hơn để content hay hơn và hình ảnh cũng hấp dẫn hơn.