Quảng cáo trên Podcast là gì và những điều cần biết để làm quảng cáo hiệu quả

Podcast ngày càng được biết đến như một phương tiện quảng cáo hiệu quả. Số lượng người nghe tăng lên và những chương trình podcast thành công đã thu hút sự chú ý của rất nhiều marketer.

Biết được những lợi ích của quảng cáo podcast có thể giúp gì cho các doanh nghiệp? Các doanh nghiệp cần được biết cách mà quảng cáo podcast hoạt động, bao gồm các tiêu chuẩn về vị trí đặt quảng cáo, độ dài và giá cả.

Tại sao các doanh nghiệp cần quan tâm đến quảng cáo podcast?

Như bài trước chúng tôi đã nói, xu hướng trong năm 2019 và sẽ bùng nổ trong năm 2020 chính là hình thức quảng cáo Podcast. Để hiểu quảng cáo podcast, bạn cần phải hiểu podcast là gì.

Từ điển Oxford định nghĩa podcast là: “Một tập tin âm thanh kỹ thuật số có sẵn trên Internet có thể tải xuống máy tính hoặc thiết bị di động, thường có sẵn dưới dạng series, người dùng có thể đăng ký theo dõi và nhận được các tập tin nội dung một cách tự động”.

Với xu hướng phát triển Big Data và công nghệ AI, ngành quảng cáo kỹ thuật số đang trở nên ngày càng đa dạng và cạnh tranh. Các doanh nghiệp ngày nay không thể dựa hoàn toàn vào những phương pháp quảng cáo truyền thống mà phải quan tâm đến các kênh quảng cáo mới.

Quảng cáo Podcast chắc chắn là một trong những lựa chọn quảng cáo Digital tốt nhất và được chứng minh là một công cụ hữu ích cho nhiều doanh nghiệp.

Thứ nhất, kênh quảng cáo này cung cấp cho các doanh nghiệp cơ hội để tiếp cận người nghe một cách nhanh chóng. Theo số liệu, tỷ lệ người Mỹ nghe podcast gần như tăng gấp đôi từ năm 2008 đến năm 2015. Trong năm 2008, khoảng 9% người Mỹ theo dõi các podcast, nhưng đến năm 2015, số lượng người nghe đã tăng lên 17% và xu hướng này phát triển mạnh trong năm qua, trở thành xu hướng top 5.

Các doanh nghiệp lưu ý, các chương trình podcast thành công cũng có thể thu hút được số lượng người nghe ấn tượng. Năm 2014, một podcast về việc tái điều tra vụ án giết người tên là Serial đã trở thành podcast nhanh nhất đạt được 5 triệu lượt tải xuống trên iTunes.

Edison Research (công ty nghiên cứu thị trường Mỹ) cũng chỉ ra rằng một người trung bình nghe khoảng sáu chương trình podcast trong một tuần, vì vậy người nghe không chỉ quan tâm đến một chương trình duy nhất. Trên thực tế, người Mỹ thường dành tổng cộng 21.1 triệu giờ để nghe podcast mỗi ngày.

Về cơ hội kinh doanh, nghiên cứu cũng cho thấy những người nghe podcast là những người giàu, với thu nhập trung bình từ 75.000 đô la trở lên (2015). Đây là thông tin tuyệt vời cho các nhà quảng cáo vì người nghe sẵn sàng chi nhiều tiền cho những sản phẩm thú vị.

Hơn nữa, người nghe podcast cũng khá năng động trên các phương tiện truyền thông xã hội, đây cũng được coi là một lợi thế marketing.

Thứ hai, người nghe podcast có xu hướng cho rằng những người dẫn show là những người đáng tin và thật thà. Không giống như người nghe radio, những người thường bỏ qua quảng cáo bằng cách chuyển kênh khác, người nghe podcast có xu hướng lắng nghe cả những đoạn quảng cáo nữa.

Điều bí mật này nằm ở chỗ, cách quảng cáo của podcast (với những quảng cáo tốt) liên quan trực tiếp đến nội dung của chương trình đó và vì vậy, người nghe sẽ có thể biết thêm về một khía cạnh khác. Quảng cáo Podcast thường gắn liền với nội dung của chương trình đang phát hơn là một gia vị thêm vào chương trình.

Theo Midroll, một công ty truyền thông kỹ thuật số, 63% người nghe của họ đã mua một sản phẩm được quảng cáo trên podcast. Hơn nữa, khoảng 71% người nghe đã truy cập trang web của nhà quảng cáo. Đây là một tin tức đáng khích lệ cho các doanh nghiệp có kế hoạch tham gia vào thế giới podcast, đặc biệt nhờ hiện tượng “banner blindness” (điểm mù quảng cáo banner) có nghĩa là người sử dụng Internet đang bỏ qua các banner truyền thống trên các trang web.

Và đáng lưu ý, các doanh nghiệp không nên chỉ quan tâm đến quảng cáo podcast như là một loại quảng cáo mà chính doanh nhân hoặc hay doanh nghiệp có thể có lợi từ việc tự làm podcast cho riêng mình, với các quảng cáo giúp làm tăng thêm doanh thu.

Nếu có hiểu biết, bằng cách cải thiện kênh podcast của mình, doanh nhân hoặc doanh nghiệp có thể thu hút nhiều người nghe và các nhà quảng cáo hơn, từ đó dẫn đến việc tăng doanh thu. Tất nhiên, khi hướng đến chuyên môn hóa thì nên chọn một nhà quảng cáo trong ngành quảng cáo podcast giúp bạn, vì họ có chuyên môn và sự sáng tạo bởi đội ngũ chuyên nghiệp.

Ngành quảng cáo podcast đang phát triển nhanh chóng. Theo dữ liệu của eMarketer, chi phí quảng cáo podcast của Mỹ (quảng cáo và tài trợ) đạt mức 165 triệu USD vào năm 2007. Đến năm 2012, dự đoán tăng trưởng được cho ở mức 435 triệu USD. Các cơ hội trong ngành đang gia tăng nhanh chóng và người sử dụng có thể mong đợi sẽ được hưởng lợi sớm từ sự tăng trưởng liên tục của môi trường này.

Làm thế nào để quảng cáo podcast?

Podcast là phương tiện kỹ thuật số để chia sẻ thông tin, tin tức và ý tưởng trong môi trường truyền thông đa phương tiện. Nội dung của podcast ngày nay bao gồm từ phim ảnh, âm nhạc đến kinh doanh và giáo dục. Bất cứ ai cũng có thể tạo podcast – bạn chỉ cần một chiếc máy tính và nội dung audio – các doanh nghiệp chắc chắn sẽ tìm thấy một chương trình podcast liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Tiền đề của quảng cáo podcast cũng tương tự như bất kỳ quảng cáo khác trên các trang web hoặc thậm chí là radio. Một doanh nghiệp sẽ tạo quảng cáo, và người sở hữu podcast sẽ phát trong quá trình ghi âm.

Trước khi chúng ta xem xét tiêu chuẩn về chiều dài và số lượng các quảng cáo, điều quan trọng là phải hiểu ai có năng lực trong việc lựa chọn quảng cáo.

Trên thực tế, người chủ podcast không nên chấp nhận một cách dễ dàng bất kỳ mức chào giá quảng cáo nào và các doanh nghiệp cũng không nên lựa chọn ngẫu nhiên một chương trình podcast.

Thay vào đó, các quảng cáo podcast nên liên quan trực tiếp đến nội dung hay ít nhất cung cấp thông tin cần thiết cho một nhóm người nghe cụ thể. Vì vậy, quyền để chọn những quảng cáo phù hợp thường nằm trong tay của người chủ của podcast đó.

Nếu bạn đang tiếp cận họ với tư cách là một doanh nghiệp, đây chính là thông tin quan trọng bạn cần biết. Hơn nữa, với tư cách là chủ của podcast, bạn không nên chấp nhận những lời đề nghị chỉ thuần mục đích tăng doanh thu.

Bây giờ chúng ta hãy chú ý đến những tiêu chuẩn của ngành quảng cáo podcast và cách tìm các chương trình podcast phù hợp với tư cách là một doanh nghiệp hoặc thu hút các doanh nghiệp trên phương diện một người sản xuất podcast.

Độ dài cho các quảng cáo padcast bao nhiêu là phù hợp?

Xét về tiêu chuẩn trong ngành thì quảng cáo podcast thường có xu hướng tương đối ngắn. Cấu trúc quảng cáo thường liên quan đến hai thời điểm riêng biệt.

Đó là: Trước khi phát sóng, là đoạn quảng cáo ngắn khoảng 15 giây được phát khi bắt đầu podcast. Giữa lúc phát, là đoạn quảng cáo dài hơn 60 giây thường được chạy ở giữa podcast.

Bạn cũng có thể thêm một quảng cáo được tài trợ ngay cuối chương trình, dù điều này tương đối hiếm.

Trong phần kết thúc, chủ podcast có thể yêu cầu khán giả gọi điện đến doanh nghiệp hoặc ghé thăm trang web của họ. Nhưng quảng cáo ở phần kết thúc thường ít phổ biến hơn bởi vì khán giả dễ chuyển kênh ngay khi họ biết chương trình đã kết thúc.

Những quảng cáo đó có thể được sản xuất bởi doanh nghiệp hoặc người chủ chương trình có thể đọc chính nội dung quảng cáo đó. Điều này có thể sẽ khác với từng loại podcast và bạn sẽ phải nghĩ xem lựa chọn nào sẽ phù hợp với chương trình và thông điệp của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, quảng cáo cũng có thể là một thông điệp được tài trợ bởi chính chủ chương trình podcast đó. Có thể là khi chủ podcast nói về kinh nghiệm của chính mình với doanh nghiệp của bạn hoặc là lúc chủ podcast chia sẻ một câu chuyện liên quan đến sản phẩm.

Kinh nghiệm nên có bao nhiêu quảng cáo trong một chương trình podcast?

Xem xét các lợi ích của quảng cáo podcast và độ dài tương đối ngắn của chúng, bạn có thể ngạc nhiên khi thấy tiêu chuẩn là khoảng 2 – 4 quảng cáo cho mỗi tập podcast. Nghe có vẻ là một con số nhỏ, nhưng đó là do bản chất của quảng cáo podcast phù hợp với hành vi người nghe.

Quảng cáo podcast cần được nâng tầm về chất lượng nội dung và tạo được sự quan tâm hữu hình đến người nghe. Do đó, việc tìm kiếm các quảng cáo trong danh mục này có thể rất khó. Một số doanh nghiệp phù hợp lại thường cung cấp các sản phẩm và dịch vụ na ná nhau. Và chắc chắn các doanh nghiệp sẽ không muốn quảng cáo trong cùng một chương trình podcast với năm đối thủ cạnh tranh trực tiếp của họ.

Câu chuyện cụ thể về kênh này đó chính là phải hiểu, podcast thường là những chương trình nhỏ gọn được thiết kế để có thể nghe trên đường đi hay trong khi làm việc nhà. Nếu bạn bắt đầu thêm mười quảng cáo 60 giây vào podcast, độ dài sẽ tự nhiên tăng lên. Nếu bạn cắt bớt nội dung chương trình để dành cho quảng cáo, người nghe sẽ cảm thấy như chương trình không có giá trị để nghe nữa. Chương trình có vẻ nhàm chán vì quá nhiều quảng cáo và đơn giản thôi người nghe sẽ chuyển sang podcast khác.

Bằng việc đưa nhiều hơn 5 quảng cáo vào một podcast, chương trình đó nhiều nguy cơ sẽ bị giảm lượng người nghe. Người nghe có thể bắt đầu mất lòng tin đối với chủ podcast và sản phẩm quảng cáo. Nếu số quảng cáo tiếp tục tăng, thính giả dễ dàng cảm thấy như chủ podcast đang tăng thêm quảng cáo chỉ để kiếm tiền, mà chẳng thèm đề cập đến sự thú vị và tính hữu ích của các sản phẩm.

Mô hình định giá cho quảng cáo podcast

Có ba cách khác nhau để định giá quảng cáo và tài trợ. Bao gồm:

Thứ nhất, chi phí mỗi lần hiển thị (Cost per mille – CPM) – Theo mô hình này, giá cả sẽ được xác định theo mỗi 1.000 lượt nghe. Với mỗi 1.000 người nghe podcast, nhà quảng cáo sẽ trả một số tiền nhất định.

Thứ hai, chi phí mỗi lần chuyển đổi (CPA) – Mô hình này xác định giá là chi phí để có được một khách hàng. Do đó, mỗi lần chương trình podcast dẫn một khách hàng đến doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ trả một khoản phí xác định trước cho chủ podcast đó.

Thứ ba, giá đàm phán tự do – Mô hình này chỉ đơn giản là giá thỏa thuận giữa chủ podcast và doanh nghiệp. Mô hình này thường cho phép chủ podcast gợi ý giá, và doanh nghiệp có thể chấp nhận hay từ chối nó.

Mỗi mô hình trên có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Mô hình CPM có xu hướng được ưa thích nhất. Nhưng nếu bạn đang nhắm một chương trình podcast phù hợp cho một sản phẩm cụ thể mà bạn bán thì CPA cũng có lợi nhờ tỷ lệ chuyển đổi doanh thu cao hơn. Cuối cùng, nếu bạn đang thảo luận với một chương trình podcast mới, thì bạn nên xem xét đàm phán các điều khoản.

Để xác định CPM và CPA phù hợp, bạn nên chú ý đến số lượng người nghe podcast hiện tại. Ví dụ: hãy xem xét hai tháng gần đây nhất của chương trình podcast đó và xem lượng người nghe trung bình tối thiểu mà bạn có thể thu hút là bao nhiêu. Con số này cung cấp cho bạn những dấu hiệu tốt về CPM. Theo nghiên cứu của Tạp chí New York, CPM điển hình cho podcast là từ 20 đến 45 đô la vào năm 2014.

Một lời khuyên, cần phải đàm phán lại giá cả thường xuyên. Điều này rất quan trọng vì sự quan tâm của người nghe với podcast có thể thay đổi hoàn toàn chỉ trong vài tuần. Việc xác định thời gian để thương lượng giá trước đặc biệt quan trọng đối với một podcast mới.

Làm sao Agency mời được quảng cáo và doanh nghiệp tìm được podcast phù hợp

Đây là mục quan trọng nhất kênh này hướng đến. Cần phải biết một podcast nào phù hợp để mua quảng cáo hiệu quả và chủ kênh podcast (Agency) tìm kiếm khách hàng như thế nào?

Bước 1: Tìm một chương trình podcast

Nếu bạn là một doanh nghiệp đang xem xét quảng cáo trên podcast, việc tìm kiếm chương trình phù hợp là rất quan trọng cho sự thành công của marketing. Doanh nghiệp cần biết ngành hàng của mình cần kết nối với một chương trình podcast hù hợp nhất, khi mình đưa nội dung của doanh nghiệp mình vào chương trình này thì có thêm nội dung và lợi ích hữu hình cho podcast đó và người nghe.

Do vậy hãy xác định loại chương trình podcast bạn muốn sử dụng trước khi bắt đầu tìm kiếm. Ví dụ: nếu bạn bán sản phẩm làm vườn, bạn nên nhắm mục tiêu vào các chương trình làm vườn khác nhau và các chương trình môi trường.

Mách thêm, những nơi tốt nhất để bắt đầu tìm kiếm là các kho lưu trữ podcast khác nhau, bao gồm: iTunes, Podnova, PodBean…

Các doanh nghiệp nên truy cập các kho này và các danh mục liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp của bạn, nếu thấy những chương trình thú vị, hãy nghe podcast đó để có được cảm nhận tốt hơn về chương trình.

Doanh nghiệp cũng nên chú ý đến bảng xếp hạng của chương trình và tìm hiểu xem nó có tương tác trên phương tiện truyền thông xã hội hay không. Điều này có thể tiết lộ sự hấp dẫn và lượng người nghe của chương trình. Nếu doanh nghiệp cảm thấy đây là một chương trình tốt, hãy liên hệ trực tiếp với chủ podcast và hỏi xem họ có quan tâm đến hợp đồng hợp tác hay không.

Một cách nữa để tìm podcast là thông qua các khách hàng của bạn. Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để tham khảo những đề xuất podcast và các chủ podcast tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn.

Bước 2: Tìm một nhà quảng cáo

Nếu bạn đang xây dựng một chương trình podcast, bạn cũng có thể tự đi và liên hệ với các doanh nghiệp phù hợp để đề nghị quảng cáo.

Để làm như vậy, trước tiên bạn nên chú ý đến việc xây dựng được chương trình có lượng người nghe ổn định. Đừng vội vã tìm các nhà quảng cáo, vì doanh nghiệp sẽ không quan tâm nếu chương trình của bạn có số lượng người nghe không hấp dẫn. Vì ngành này đang trở thành mối quan tâm chính cho nhiều doanh nghiệp, nên bằng cách xây dựng một podcast được nhiều người biết đến, bạn có thể tự động thu hút các doanh nghiệp.

Có nhiều mạng lưới quảng cáo podcast đặc thù bạn nên xem xét. Các trang web như Midroll và RadioTail có thể kết nối chương trình của bạn với các nhà quảng cáo phù hợp.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tự liên hệ với doanh nghiệp. Xác định những loại doanh nghiệp mà người nghe của bạn thấy có ích và thú vị, và tìm kiếm các ứng cử viên tiềm năng.

Lưu ý những điều làm nên một quảng cáo Podcast hay

Cần nhớ, với các dự báo thì năm 2020 xu hướng quảng cáo podcast bùng nổ, điều này sẽ tạo ra cơ hội to lớn cho Agency và các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, giống như bất kỳ phương tiện quảng cáo nào, chất lượng của quảng cáo đóng một vai trò quan trọng cho sự thành công. Trên thực tế, sự khác nhau giữa quảng cáo hay và dở trên podcast có nghĩa là sự khác biệt giữa chương trình thành công và thảm họa. Bởi vì khi người nghe quyết định tải xuống và nghe podcast, quảng cáo kém trong podcast có thể khiến thính giả bỏ đi và phá hoại cả chương trình.

Nếu bạn muốn tạo một quảng cáo podcast thành công, bạn phải tập trung vào ba điểm chính: thông điệp ngắn và ngọt ngào, quảng cáo sáng tạo và tạo được sự thay đổi, và sự thấu hiểu khán giả.

Thứ nhất, thông điệp ngắn gọn và ngọt ngào

Nên nhớ, độ dài của một quảng cáo podcast có xu hướng trong khoảng 15 đến 60 giây. Nghe thì có vẻ ngắn, nhưng một quảng cáo dài hơn thế dễ khiến người nghe cảm thấy chán. Nếu bạn tăng chiều dài của quảng cáo trên giới hạn này, thính giả có thể nhấn nút tua và bỏ lỡ toàn bộ quảng cáo này.

Vậy thì, chúng ta cần làm gì trong 60 giây để phân phối sản phẩm của doanh nghiệp cần quảng cáo hiệu quà nhất. Bạn hãy nhớ bản chất của một bản elevator pitch (màn chào hàng trong thang máy) được dùng với các nhà đầu tư và áp dụng các quy tắc tương tự với quảng cáo podcast của bạn. Mọi thứ phải ngắn gọn để thu hút khách hàng chú ý đến sản phẩm của mình, chứ không phải là đưa những lý do thuyết phục khách hàng mua sản phẩm đó.

Thứ hai, quảng cáo sáng tạo và phù hợp xu hướng (trend)

Mặc dù thính giả podcast nghe các quảng cáo ngắn trong suốt chương trình, nhưng thông điệp mà họ nghe không nên giống nhau. Nếu quảng cáo luôn giống nhau, các thính giả podcast (khách hàng) sẽ cảm thấy không tích cực về doanh nghiệp của bạn hoặc kênh podcast này.

Như vậy, cần chú ý rằng, trong 60 giây quảng cáo này nên làm nổi bật các lợi ích khác nhau của sản phẩm. Mặc dù chúng ta có thể bán sản phẩm của mình trong vòng 60 giây hoặc ít hơn, nhưng khoảng thời gian trên rõ ràng là không đủ để nêu ra tất cả các lý do để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm.

Ví dụ: nếu bạn bán sản phẩm làm đẹp, bạn có thể tạo dấu ấn bằng cách sử dụng sản phẩm trong nhiều tình huống khác nhau. Đó có thể là món đồ hoàn hảo để bạn mang theo khi đi du lịch hay là vật cứu hộ khi bạn đi làm muộn. Bạn thậm chí có thể có những khách hàng khác nhau nói về sản phẩm trong mỗi quảng cáo.

Cuối cùng, đừng quên thay đổi quảng cáo theo mùa hoặc ngày lễ. Bạn có làm đa dạng quảng cáo của mình bằng cách đưa các yếu tố Giáng sinh vào các quảng cáo trong tháng 12 hoặc tạo một quảng cáo đặc biệt dành riêng cho ngày Valentine, tết nguyên đán.

Thứ ba, sự thấu hiểu khách hàng nhắm đến (thính giả)

Cuối cùng, điều quan trọng là phải hiểu đối tượng khách hàng doanh nghiệp đang nhắm đến, họ là các thính giả – người đang lắng nghe bạn. Vậy thì khi đó phải làm mọi cách để nội dụng quảng cáo phải luôn phù hợp với podcast và có ích cho thính giả (khách hàng) đang nghe nó.

Như vậy, cần là mọi thứ để đảm bảo sản phẩm được quảng cáo liên quan đến nội dung của podcast. Agency cần phải tập trung vào việc tạo ra sự khác biệt cho quảng cáo, nội dung và ngôn ngữ phù hợp đối tượng người nghe (khách hàng) cụ thể. Như vậy Agency phải thấu hiểu về tất cả các đối tượng người nghe podcast điển hình, thường là một nhóm người đặc biệt với những sở thích và kiến ​​thức cụ thể, từ đó mới sáng tạo được nội dung phù hợp.

Chẳng hạn, đang quảng cáo sản phẩm máy ảnh trên một podcast về nhiếp ảnh, khán giả sẽ biết được thuật ngữ ngành, làm sao để những người nghe podcast này cùng chia sẻ đam mê nhiếp ảnh và có thể nhận thức được các tính năng khác nhau của một chiếc máy ảnh tốt.

Một xu hướng quảng cáo không thể bỏ qua

Như dự báo, quảng cáo podcast chắc chắn là một công cụ có lợi cho các doanh nghiệp, và các doanh nghiệp nên nghiên cứu để có thể tiếp cận khách hàng thông qua phương tiện này. Chìa khóa cho chiến dịch quảng cáo podcast thành công là tìm kiếm mối quan hệ đối tác hợp lý và tạo quảng cáo để đưa người nghe (khách hàng) lên hàng đầu. Các doanh nghiệp nên tìm một nhà quảng cáo podcast phù hợp, đó là một sự kết hợp hoàn hảo cho nội dung và thêm giá trị thực cho người nghe và khách hàng tiềm năng của sản phẩm doanh nghiệp.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ

Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Kinh doanh Bảo Nam

VP giao dịch: Lầu 10, Số 08 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.Nguyễn Thái Bình, Quận 1

Điện thoại liên hệ: 0903951083

Website: //baonammedia.com

Email: baonammedia@gmail.com