Các nghiên cứu cho thấy, nguy cơ lây nhiễm Covid – 19 (giờ có tên mới Sars Covi -2 ) khi đi máy bay là có thật. Đó là khi những giọt nước bọt hay nước mũi bắn ra khi người ho hay hắt hơi sẽ rơi trong bán kính một mét. Như vậy, ảnh hưởng người ngồi máy bay sẽ trong khoảng phạm vi 2-3 hàng ghế.
Ông Nguyễn Bá Ngọc, Giám đốc Công ty Truyền thông NBN đã tổng hợp tình hình và cho biết, tuy nhiên một phi công Mỹ là Patrick Smith, tác giả của cuốn “Tuyệt mật trong buồng lái” tiết lộ rằng các hệ thống lọc trên máy bay xử lý được ít nhất 94% và có thể đến 99,9% vi khuẩn.
Theo những gì cuốn sách này viết thì có thể hiểu, việc làm mới thường xuyên không khí trong khoang máy bay có thể đem lại luồng khí trong lành hơn nhiều so với ngồi làm việc tại văn phòng, học trong lớp học, hay ngồi trong rạp chiếu phim… Vì thế, Smith cho hay trừ khi bạn ngồi ngay cạnh người bị nhiễm bệnh, còn lại thì khả năng lây bệnh trên máy bay cực thấp.
Chuyện là thế, nhưng hàng không – ngành đang chịu ảnh hưởng hàng nặng nề nhất hậu quả dịch cúm hiện nay, với những chuyến bay chỉ vài khách và phải huỷ nhiều chuyến bay, đã đi sai hướng trong việc giải quyết khủng hoảng kinh doanh đang có do dịch hiện nay.
Các hãng hàng không đã tiến hành giảm giá liên tục. Giảm đến mức không thể tưởng tượng được là chỉ chừng 28.000 VND/ vé cũng có. Giải pháp này nhằm kích cầu trong dịch, nhưng có vẻ đã sai. Vì càng giảm người ta càng sợ: Ak, chắc nguy hiểm lắm mới phải giảm vậy, thôi… ở nhà!
Theo ông Nguyễn Bá Ngọc, nói đơn giản hơn, khủng hoảng là dịp khá lý tưởng để đi du lịch nếu biết cách phòng bị và chấp nhận một chút rủi ro. Nhưng đáng tiếc là hàng không đang dùng các chiêu khuyến mãi rẻ tiền thay cho việc đầu tư cho các chiến dịch PR nhằm làm cho công chúng thấu hiểu vấn đề và bớt lo sợ khi đi máy bay.
Để giảm lây nhiễm, hàng không cũng có thể có thêm giải pháp cho chỗ bớt đi với cách thức cứ chừng 2-3 hàng ghế có khách thì lại có 2-3 hàng không có khách và ai không an tâm có thể qua chỗ trống để ngồi… Nếu khách thấu hiểu và hợp tác cùng ngành thì sự suy giảm sẽ có nhưng không thê thảm như hiện nay.
Giảm giá vé là cần nhưng chỉ tập trung vào đó thì thật kém cỏi. Các vị có thể giữ giá vé cao hơn và đầu tư qua hướng truyền thông, PR tới công chúng, hơn là suy giảm không phanh và thậm chí kêu gọi giải cứu như đang giải cứu dưa hấu, thanh long… như hiện nay.