Nhiều lúc ngẫm nghĩ, không phải tự nhiên mà các ngành FMCG hay thương mại điện tử lại hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư đến vậy.
Đúng là ngành này đang cạnh tranh vô cùng khốc liệt, nhưng nó là nhu cầu thiết yếu của con người. Thế nhưng, vòng đời sản phẩm diễn ra nhanh và tốc độ quay vòng cũng nhanh. Data khách hàng lớn và lặp lại nhiều, càng về sau thói quen tiêu dùng càng tăng và doanh thu cứ vậy theo cấp số nhân.
Nhiều doanh nghiệp e-commerce đổ quảng cáo ko tiếc tiền, vì họ biết đó là đầu tư dài hạn. Càng về sau càng có lời, vì data đã có, bán cái gì chẳng được. Mặc dù có thể thấy, nhiều doanh nghiệp E-Commerce đang than lỗ chỏng gọng nhưng cổ phiếu vẫn tăng, vì người ta thấy được tiềm năng thị trường bất tận.
Còn nếu so với việc marketing cho ngành đặc thù, mà ngành mới mở, thì lại khác, dù có triển vọng bành to nhưng vẫn khó mà hấp dẫn bằng e-commerce.
Bởi vì cost cho marketing khá cao, vì sau khi khách mua hàng thì đã tập hợp được data base khách hàng, sau này chỉ có thể bán kèm thêm các dịch vụ nhỏ, danh mục sản phẩm cần phải đa dạng hóa hơn nữa mới tận dụng tệp khách hàng đang xây dựng.
Chính vì vậy, cách marketing cho những ngành hàng này cũng khó mà đi theo kiểu của mấy ông hàng phổ thông được, bởi vì tiền đâu cho lại. Thay vì vậy, các ngành hàng này nên hợp tác chéo với những dạng có cùng phân khúc khách hàng cho đỡ tốn tiền mua lead, kết hợp mở rộng kênh phân phối.
Song song đó, những ngành hàng này cũng cần đẩy mạnh làm brand để khi khách tìm hiểu có đủ các thông tin đa chiều. Thế nhưng, cũng không phải chạy brand đi theo dạng mass mà phải focus, tiền chạy mass dồn qua cho kênh phân phối và đại lý liên quan.
Nhiệm vụ cho promotion là chỉ cần khi khách hàng tìm đến brand sẽ cảm thấy, “wow” – sao brand này nổi tiếng vậy mà mình không biết đến brand này sớm hơn, chứ không phải thắc mắc sao brand này nó từ đâu ra nhỉ, nó chẳng nổi tiếng gì hết, có nên mua không?
Ý nói trên chính là khuyến các các ngành hàng nên đổ tiền vào những kênh quảng cáo nào mà nó có lưu lại content trên internet, mà phải có nhiều góc nhìn và nhiều người tương tác về nó trên social – đấy là cả một chiến lược dài hạn về content đó nhé. Doanh nghiệp nào ngon chính là xây dựng được chiến lược content với câu chuyện đầy cảm xúc được xây dựng lấy được tình yêu và sự chú ý của mọi người.
Theo cách này là sẽ đi từ place về promotion chứ không phải từ promotion đến place. Tất nhiên, 2 mảng product và price là phải ổn rồi không cần nói tới, nhưng với đặc thù ngành mới thì chỉ cần 2 thứ đó same same thị trường là oke, tập trung 2 cái kia mạnh là khả năng ra quyết định của khách hàng cũng nhanh hơn.
Nói gì thì nói, ngành mới hay một thương hiệu mới ra đời, thì điều chú ý nhất vẫn là hệ thống phân phối cần trải rộng. Chạy ra ngõ gõ đầu thằng bán hàng vẫn dễ hơn là gọi điện vào đường dây nóng than phiền để ôm cục tức vào người.
Câu chuyện marketing cuối tuần là như thế đó. Chém gió cho ngon…
THẢO HƯƠNG (HUONG GNOUH)