Các doanh nghiệp ngành F&B làm gì trong mùa dịch Covid – 19?

Gần đây, một ngành công nghiệp được coi là là mang lại lợi nhuận kép là sản xuất bia. Cũng đã thông qua Hiệp hội Bia – Rượu và Nước giải khát Việt Nam để kêu tới Thủ tướng Chính phủ giúp tháo gỡ nhiều khó khắn do tác động kép của việc triển khai Luật Phòng chống tác hại của rượu bia và dịch cúm Covid – 19.

Nói tóm lại, với những gì đang diễn ra khiến hàng quán đóng cửa hàng loạt, các nhà máy bia không bán được hàng, lượng hàng bán ra giảm khiến nhiều nhà máy phải tạm dừng sản xuất.

Và không chỉ với ngành sản xuất bia, nhiều hàng quán khác và các sản phẩm trong ngành F&B cũng phải tính toán để vượt qua giai đoạn này. Ai cũng thấy, với dịch cúm Covid – 19, người ta không dám đến ăn tại những nhà hàng hay quán đông người vì sợ bị lây nhiễm. Vậy thì, một phương thức bán hàng mới, chẳng hạn nhận giao hàng tận nơi cũng là một phương thức.

Riêng với công tác truyền thông Marketing, theo bạn sẽ nên cố gắng quảng bá lôi kéo khách đến quán, làm các chương trình để khách đến quán hay là không? Nhiều doanh nghiệp cho biết họ sẽ không theo hướng này vì dù có chạy quảng cáo, chạy ads tới người dùng tiềm năng thì việc chuyển đổi hành động đưa khách đến hòa toàn là không có.

Một chủ quán ăn, nhà hàng Khoái trên đường Lê Quí Đôn (quận 3 TPHCM), bà Diệp Nguyễn đã cho biết trong group Quản trị & Doanh nghiệp hàng loạt những việc mà người chủ doanh nghiệp cần nhắc vào mùa đại dịch này để có thể sống sót và có cơ hội phát triển trong tương lai.

Theo bà Diệp Nguyễn, doanh nghiệp của bà đã làm những việc: 

1. Ngay khi khởi phát dịch, chúng tôi đã ngồi xuống nhìn lại lượng tiền mặt mình có là bao nhiêu, dựa trên khoản chi thực tế chúng tôi tính toán xem đủ tồn tại trong bao lâu nếu nguồn thu về không có.

2. Từ đó chúng tôi vẽ ra các tình huống có thể xảy ra, từ tình huống xấu nhất đến tình huống tươi đẹp nhất, trong các trường hợp đó chúng tôi sẽ cắt giảm các chi phí ở đâu, chiến lược sẽ là gì? Cố thủ hay thay đổi sản phẩm, hay thay đổi mô hình?

3. Ứng với mỗi tình huống chúng tôi tiên liệu chúng tôi biết lượng tiền cần phải chi như thế nào hoặc hành động cắt giảm chi phí sẽ tương tác đến đâu? Ví dụ: tháng đầu chúng tôi thương lượng chủ nhà giảm tiền nhà, cắt giảm lượng hàng nhập vào, tiết kiệm tối đa các chi phí operation như điện nước.

Nếu kéo dài đến tháng thứ 2, chúng tôi kêu gọi sự hỗ trợ của nhân viên bằng cách cắt giảm lương. Tỷ lệ cắt giảm tuỳ thuộc từng vị trí mức lương để đảm bảo nhân viên vẫn đủ mức sống. Chúng tôi kêu gọi nhân viên nghỉ bớt một số ngày trong tháng không ăn lương. Việc này vừa giảm chi phí, vừa giúp các em lấy lại năng lượng, duy trì sức khoẻ.

4. Trong khủng hoảng này chúng tôi chọn chiến lược cố thủ, bảo toàn tài chính thay vì thay đổi mô hình, bởi thay đổi mô hình buộc chúng tôi phải chi thêm tiền. Dịch Covid – 19 phức tạp khó đoán trước như thế nào nên sẽ khó có khách hàng ngay, bạn vẫn phải cần một lượng tiền bơm vào để kéo khách trong một thời gian.

Ngoài chiến lược bảo toàn tài chính, cần phải có chiến lược tập trung, tức là bạn phải cắt bỏ những râu ria để tập trung cho cái trọng điểm. Bạn cắt bỏ những outlet nhỏ, doanh thu và lợi nhuận nhỏ hơn để không phải bơm tiền nuôi sống chúng lúc này. Tập trung tài chính cho outlet mang lại cho bạn doanh thu và lợi nhuận lớn nhất.

5. Vì dùng chiến lược cố thủ nên chúng tôi không đổ tiền chạy ads hay các quảng cáo trong giai đoạn này. Bởi bạn có quảng cáo mọi người cũng sẽ không ra đường, không đến chỗ đông người lúc này. Thực chất của vấn đề là sự an toàn sức khoẻ, không phải vì sự thu hút của promotion giúp họ thay đổi hành vi tiêu dùng lúc này.

6. Chưa hết, trong giai đoạn này, chúng tôi chỉnh sửa một số sản phẩm phù hợp hơn với hoàn cảnh như ra sản phẩm mới có thể delivery (bún giao đi), cho ra các sản phẩm phụ phù hợp trong mùa dịch ví dụ thực phẩm giúp tăng đề kháng, bảo vệ sức khoẻ (mật ong rừng ngâm tỏi cô đơn chẳng hạn)

7. Chúng tôi cũng không lơ là trong chuyện chuẩn bị nội lực để sẵn sàng khi hết dịch thì tăng tốc để thu về doanh thu tối đa nhất. Giai đoạn này chúng tôi thực hiện nghiên cứu sản phẩm mới, củng cố lại quy trình phục vụ cho tốt hơn, đào tạo nhân sự, phỏng vấn sâu khách hàng để hiểu insight khách hàng từ đó có chiến lược tái định vị hoặc thay đổi chiến lược truyền thông khi qua mùa dịch

8. Chúng tôi không quên việc chăm sóc khách hàng bằng việc gửi sms thăm hỏi động viên khách giữ sức khoẻ và tinh thần lạc quan trong mùa dịch. Hỗ trợ những sự kiện hoặc tiệc tại địa điểm của chúng tôi một cách tối đa không đặt nặng tài chính để mọi người cảm thấy thoải mái nhất, hiểu rằng chúng tôi song hành cùng khách hàng trong giai đoạn khó khăn.

Bà Diệp Nguyễn kết luận: “Chưa biết chúng tôi sẽ tồn tại tới đâu và vượt qua khủng hoảng này như thế nào vì diễn biến dịch Covid – 19 phức tạp khó đoán. Nhưng tại thời điểm này chúng tôi làm hết sức mình bằng sự tỉnh táo và niềm tin mọi việc sẽ sớm trở lại bình thường. Những chia sẻ này tôi không cho rằng là đúng với tất cả mọi người, nhưng đâu đó tôi nghĩ sẽ giúp các anh chị có ý niệm để vạch ra những phương thức cho riêng mình. Chúc mọi người sức khoẻ, bình an và sớm vượt qua khủng hoảng”.