VẬN DỤNG YẾU TỐ TÂM LÝ TRONG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI

Bai_bao_nam_truyen_thong_xh (4)

Trong một chiến dịch TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI, ngoài việc chuẩn bị một bản kế hoạch chi tiết dựa trên xu hướng thị trường và những nghiên cứu, kinh nghiệm của marketer thì việc nắm bắt tâm lý của khách hàng chính là điều rất cần thiết.

Những người làm marketing cho thương hiệu cần phải thấu hiểu những suy nghĩ và hành động của khách hàng. Điều này sẽ giúp cho chiến dịch truyền thông của bạn nâng tầm hiệu quả và tiếp cận với nhiều ĐỐI TƯỢNG MỤC TIÊU hơn.

Muốn thực hiện tốt công việc truyền thông xã hội, một trong các điều kiện cần thiết là thương hiệu phải tạo cảm xúc cho khách hàng. Khi khách hàng có cảm xúc tốt, họ sẽ gửi những phản hồi tốt về thương hiệu. Có thể xem việc tạo cảm xúc chính là tiền đề cho chiến lược kinh doanh và lợi nhuận sau này.

Dưới đây là một số bí quyết bạn nên tham khảo:

ĐỀ CAO KHẢ NĂNG CHIA SẺ CẢM XÚC

Bạn không cần chú tâm đến việc viết những nội dung quá sâu sắc hay phức tạp hay một lượng thông tin quá dài. Cái cần nhất của truyền thông xã hội chính là KHẢ NĂNG CHIA SẺ CẢM XÚC, mà khả năng này lại đi đôi với sự tưởng tượng và kỹ năng tư duy sáng tạo.

Nếu bạn mang đến cho khách hàng những bài viết không chỉ có thông tin, bạn sẽ tác động đến cảm xúc của họ. Bạn có thể tạo ấn tượng lâu dài cho người đọc bằng cách truyền tải những nội dung đáng nhớ và luôn đúng trong mọi thời đại. Cần dựa vào đặc điểm của từng đối tượng hoặc khách hàng mà có cách truyền đạt phù hợp.

THỂ HIỆN TÍNH CÁCH THƯƠNG HIỆU

Mỗi thương hiệu luôn cần có một bản sắc riêng, đó là điều mà bất kì người làm marketing nào cũng có thể hiểu được.

Để tạo nên TÍNH CÁCH THƯƠNG HIỆU, bạn có thể sử dụng bất cứ những đặc điểm nào miễn nó gắn liền với nội dung thương hiệu.
Phản ánh tính cách thương hiệu luôn là điều cần thiết với tổ chức và doanh nghiệp trong một chiến dịch truyền thông xã hội.

HÃY BIẾT CÔNG NHẬN KHÁCH HÀNG

Quyền được công nhận chính là một trong các đặc quyền cơ bản của con người. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng nào, đặc biệt và phổ biến nhất là mạng xã hội, mỗi cá nhân khách hàng luôn muốn được mọi người nhìn nhận những điều họ đang suy nghĩ và đang làm rất tích cực và hiệu quả. Họ muốn mình được trở thành một phần của cộng đồng và xã hội.

Việc CÔNG NHẬN KHÁCH HÀNG trong quá trình truyền thông sẽ tạo ra hiệu ứng tương tác rất tốt cho thương hiệu của bạn trong quá trình truyền thông, tạo một nền móng vững chắc cho thành công sau này.
Đi song song với việc công nhận, chúng ta cũng phải biết chấp thuận và đồng tình với những tương tác của khách hàng đối với thương hiệu của mình, để họ hiểu rằng những giá trị họ chia sẻ sẽ củng cố mối quan hệ giữa hai bên và bạn coi trọng điều này.

TIẾP THU Ý KIẾN TỪ KHÁCH HÀNG

Người ta thường có câu “văn mình, vợ người”, một bài viết mang ý nghĩa thân thiện và tích cực đối với bạn chưa hẳn đã được người khác đánh giá cao.

Nhiệm vụ của bạn là KHAI THÁC CẢM XÚC CỦA KHÁCH HÀNG, chính vì vậy, việc bạn có thể nhận được những phản ứng trái chiều là điều tất nhiên.

Hãy tiếp nhận tất cả và bạn sẽ học hỏi được một số điều cần phải hoàn thiện, sau đó vạch ra một hướng giải quyết đúng đắn.

TẠO LIÊN KẾT CỘNG ĐỒNG

Như đã nói ở trên, mỗi khách hàng luôn muốn trở thành một phần của cộng đồng và xã hội, đây cũng là lý do mà họ quyết định kết nối với nhau trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram hay Zalo…

Họ mong muốn trở thành một nhân tố quan trọng trong một nhóm có ích. Mời họ vào cộng đồng của bạn và biến họ trở thành một phần quan trọng trong cộng đồng ấy chính là một trong những cách truyền thông xã hội hiệu quả.

Theo góc độ tâm lý, nhiều một bộ phận lớn khách hàng rất thích việc đưa ra các phản hồi cho các phương hướng, chính sách của thương hiệu. Họ sẵn sàng chia sẻ cả những kiến thức và kinh nghiệm của bản thân, những điều mà có thể bạn chưa biết, giúp bạn dễ dàng hơn trên con đường vươn tới thành công.

Nhìn chung, trong khách hàng, có những người sẽ bị thuyết phục bởi những lập luận logic, nhưng cũng có những người lại bị lôi cuốn bởi những cảm xúc và biểu tượng.

Muốn phát triển thương hiệu cũng như làm tốt công tác truyền thông xã hội, chúng ta cần phải nghiên cứu và nắm bắt các yêu tố liên quan đến tâm lý của khách hàng, từ đó đưa ra những quyết định và chiến lược phù hợp.

THANH TỊNH