6 XU HƯỚNG THỊNH HÀNH CỦA MARKETING 2018 MÀ BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA

Một năm trôi qua cũng là lúc các DOANH NGHIỆP và THƯƠNG HIỆU điểm lại những kết quả có được và đề ra những chiến lược phát triển mới. Đây cũng là lúc mà những người làm MARKETING cần chuẩn bị  những kế hoạch và nắm bắt xu hướng tiếp thị cho năm mới.

Dưới đây là những xu hướng tiếp thị được cho là thịnh hành nhất trong năm 2018 tại Việt Nam, hứa hẹn sẽ mở ra những câu chuyện thú vị cho NGÀNH MARKETING.

 

TIẾP THỊ NỘI DUNG LÀ NHU CẦU HÀNG ĐẦU

Cần đặc biệt chú trọng đến tiếp thị nội dung

Trên hành trình kết nối, chinh phục và chuyển đổi đối tượng KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU thì TIẾP THỊ NỘI DUNG có vai trò quan trọng hàng đầu. Phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, cùng với sự tham gia của các phương tiện internet. MẠNG XÃ HỘI sẽ tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển của xu hướng này.

Khi mà các thương hiệu và người làm tiếp thị ngày càng mong chờ nhiều hơn vào tiếp thị nội dung và SẢN XUẤT NHIỀU NỘI DUNG HƠN, thì họ cũng sẽ gặp nhiều thử thách để có được NỘI DUNG ĐẶC SẮC và THU HÚT ĐƯỢC SỰ CHÚ Ý của khán giả (đối tượng người đọc, khách hàng, người tiêu dùng…).

Để cạnh tranh tốt về mặt nội dung, doanh nghiệp không nên chú ý về số lượng hay tốc độ sản xuất. Thay vào đó, thương hiệu nên nghĩ cách để cho ra những NỘI DUNG TỐT HƠN CÁC ĐỐI THỦ xuất hiện trong cùng một không gian nội dung.

Chuyện này không dừng lại ở các lượt chia sẻ qua mạng xã hội cho một bài, một post, mà cần phải có một KẾ HOẠCH TỔNG THỂ VỀ PHÁT HÀNH NỘI DUNG. Chỉ như vậy, thương hiệu mới có thể đưa được THÔNG ĐIỆP ĐẾN ĐÚNG ĐỐI TƯỢNG và ĐÚNG THỜI ĐIỂM.

PR SONG HÀNH VỚI TIẾP THỊ NỘI DUNG

 

Tiếp thị nội dung luôn phải đi song hành với PR

Để thích nghi với các xu hướng trong thời gian gần đây, lĩnh vực PR (Public Relations) buộc phải thay đổi rất nhiều. PR bắt đầu bước ra khỏi những phương thức truyền thống để TIẾP NHẬN CÁC THỦ THUẬT HIỆN ĐẠI, xây dựng mối quan hệ hai bên cùng có lợi với các đối tác truyền thông và đối tượng chung của thương hiệu và truyền thông.

PR hiện đại cho phép doanh nghiệp tiếp cận và NHANH CHÓNG XÂY DỰNG NIỀM TIN VỚI ĐỐI TƯỢNG MỚI bằng cách TẬP TRUNG NHIỀU HƠN VÀO GIÁ TRỊ THẬT dành cho người đọc, chứ không chỉ tập trung vào thương hiệu như trước.

Khi những thông điệp PR được kết hợp, song hành cùng với nội dung thì doanh nghiệp có thể gặt hái cả mục tiêu PR và tiếp thị. Vì vậy, không quá khó hiểu khi nhiều doanh nghiệp liên kết hai xu hướng này với nhau. Đây cũng được xem là một chiến lược quan trọng cho PR trong năm nay.

NHU CẦU VỀ TÍNH XÁC THỰC RẤT QUAN TRỌNG

Đứng trước quyền lực to lớn của người tiêu dùng, tiếp thị có tính xác thực

Tiếp thị thường có bản chất “không xác thực”. Thương hiệu thì lúc nào cũng có tâm lý “tốt khoe, xấu che”. Họ luôn cố gắng loại bỏ bất cứ chi tiết nào có thể làm xấu hình ảnh của thương hiệu và làm mọi thứ có thể để chinh phục và thu hút các khách hàng.

Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận QUYỀN LỰC TO LỚN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG, đặc biệt là ở thời đại này. Sự thật về các sản phẩm và dịch vụ dễ dàng lộ diện qua những thông tin được tìm kiếm trên Google hay các nguồn tin được phát đi trên mạng xã hội. Đứng trước điều này, thương hiệu không còn lựa chọn nào khác hơn là TỰ THỂ HIỆN MỘT CÁCH TRUNG THỰC và MINH BẠCH.

TÍNH XÁC THỰC đóng vai trò quan trọng giúp cho thương hiệu GIỮ ĐƯỢC LÒNG TRUNG THÀNH của những khách hàng vốn hay thay đổi.

Đặc biệt những NGƯỜI TIÊU DÙNG NGÀY NAY có xu hướng LỰA CHỌN THEO QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN điều đó có nghĩa là thương hiệu cần tăng cường CÁ NHÂN HÓA. Không nên bỏ qua cơ hội tiếp cận họ trong các sự kiện, hội nghị vì rất có thể họ là một đối tượng mục tiêu đầy tiềm năng.

XU HƯỚNG ỨNG DỤNG MOBILE APPS

Grab và Uber đã rất thành công trong việc tận dụng mobile apps để tiếp thị dịch vụ

Chưa bao giờ xu hướng sử dụng Internet hay những phương tiện công nghệ cao như smart phone lại thịnh hành tại Việt Nam trong thời điểm này. Và đó cũng là thời cơ lớn cho các thương hiệu.

Bạn biết tại sao Grab và Uber lại chiếm ưu thế tại thị trường Việt Nam khi cạnh tranh với các hãng xe ôm hay taxi truyền thống không? Chính là vì họ đã tận dụng hiệu quả yếu tố công nghệ, cụ thể là việc xây dựng các Mobile Apps với thông tin chi tiết và cụ thể, cũng còn phải kể đến phương thức sử dụng nhanh gọn, hiệu quả.

Ở Việt Nam, hầu hết các ông lớn thương mại điện tử đang nhảy vào cuộc chơi Mobile App như Tiki, Lazada, Zalora… Ngoài ra, Mobile App còn là “mảnh đất màu mỡ” cho các hình thức tiếp thị và quảng cáo đa dạng, được nhận xét là “nhắm” đối tượng mục tiêu chuẩn xác hơn, nuôi dưỡng một mối quan hệ khách hàng đậm tính cá nhân.

PHÁT TRIỂN TIỀM KIẾM BẰNG GIỌNG NÓI

Tìm kiếm bằng giọng nói đang dần phổ biến

Sự thật là ngày càng có nhiều người tiêu dùng rời khỏi màn hình và dựa vào trợ lý ảo để tìm kiếm thông tin bằng giọng nói.

Một số nhà phân tích ước tính rằng cho tới năm 2020, 50% lượng tìm kiếm sẽ được thực hiện bằng giọng nói. Vì vậy, các doanh nghiệp, nhà tiếp thị nên sớm đưa TÌM KIẾM BẰNG GIỌNG NÓI vào kế hoạch phát đi thông điệp tiếp thị. Điều này có nghĩa là cần nhắm tới từ khóa dài và tối ưu “featured snippets” (vị trí Top 0).

NỘI DUNG VIDEO CẦN SỚM ĐƯỢC CHÚ TRỌNG

Người tiêu dùng và khách hàng hiện nay đặc biệt quan tâm đến các video trực tuyến

Ngoài các phương thức trên, sử dụng Video cũng là một cách thức tiếp thị hiệu quả. Những khách hàng và người tiêu dùng hiện nay đặc biệt quan tâm đến những Video trực tuyến. Đưa nội dung Video vào chiến lược tiếp thị có vẻ là một công việc to tát, nhưng doanh nghiệp vẫn có thể và có lẽ nên sớm bắt đầu với những bước đi nhỏ, song rất cần những cách thức dẫn dắt phù hợp.

Phía trước doanh nghiệp đang có “một con đường với rất nhiều hướng đi” và các nhà tiếp thị cũng gặp nhiều thách thức hơn, khiến họ phải cân nhắc chiến lược từ mọi góc độ và phân bổ ngân sách để có chiến lược phát triển phù hợp. Với những xu hướng này, không còn nghi ngờ gì khi nói rằng năm 2018 sẽ là một năm nhiều thú vị với ngành Marketing.

THANH TỊNH (TỔNG HỢP)