5 Phạm trù gắn kết của nhân viên

Đến một công ty kia, thật sự tôi ngạc nhiên vì tên tuổi và doanh số của công ty cũng hoành tráng, thế nhưng khi tiếp xúc với một số người, tôi vô cùng lo ngại vì trong câu chuyện bàn bạc những điều không tốt, sự gắn kết giữa các nhân viên không mạnh, tâm lý thủ với nhau để làm sao không ai nói ai là được, trong câu chuyện cũng không thấy ai sốt sắng vì mục tiêu hay sự sống còn của công ty.

Trong đó, có thể thấy là mối quan hệ gia tộc quá mạnh, điều này cũng khiến những người khác thấy chạnh lòng. Kế tiếp, công ty sử dụng số người lớn tuổi ở những vị trí cao cấp khá lớn, điều này khiến lớp trẻ không thấy cơ hội vươn lên cho mình. Thứ ba, khá nhiều người an phận, đến để làm sự vụ và chờ lương hàng tháng, ngó ngành chỗ nào hay thì xin vào vị trí đó để có thu nhập khá hơn.

Chính những điều này làm công ty manh mún sự chia bè chia phái, bằng mặt mà không bằng lòng, làm việc cho có mà thôi.

Dọc bài viết của em Linh Đặng trong group Doanh nhân và Quản trị, cảm thấy có sự đồng điều khá thú vị, giống với hình ảnh công ty mà chúng tôi đã có dịp làm việc. Ở đây, Linh Đặng phân tích và gom các dạng nhân viên vào những cấp độ khác nhau. Một CEO thông minh, có thể nhìn vào đây để có cách ứng phó trước khi công ty lâm vào khủng hoảng nhân sự nội bộ…

NHẬN DIỆN 5 CẤP ĐỘ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN VỚI CÔNG TY 

Cấp độ 1: CÔNG NÔNG

Sao em lại gọi đây là cấp độ công nông, là bởi họ hành xử và hoạt động/làm việc một cách “lọc xọc”.

Họ là những nhân viên thường xuyên lớn tiếng nói xấu về bản thân doanh nghiệp, văn hóa và đường lối, sản phẩm đến dịch vụ của công ty.

Họ là những người đại sứ hết sức thiếu thiện chí, những người này thiếu thiện chí từ việc đối đãi với đồng nghiệp, đến việc nhận công việc/nhiệm vụ được giao.

Nhận diện nhân viên này rất dễ dàng, kiểu mà nhờ đi photo giấy tờ sẽ thẳng thừng từ chối vì cho rằng điều này chưa bao giờ được listing trong JD.

Cấp độ 2: YAMAHA NOUVO

“Sang chảnh” hơn cấp độ 1 nhưng mà tốn xăng kinh khủng ạ, những nhân viên này thiếu sự quan tâm.

Họ “ít tiếng” hơn cấp độ 1, nhưng những người này mặc dù vẫn nhận lương từ công ty nhưng lại coi công việc là chốn “lấy tiền” không hơn không kém. Mà laoi5 nhân viên này nhiều vô thiên lủng…

Những nhân viên này họ chẳng truyền đi bất cứ thông điệp gì cho công ty, cũng chẳng đứng ra bảo vệ bất kì quan điểm nào về văn hóa doanh nghiệp mà công ty đang cố gắng gây dựng.

Đối với những nhân viên này, họ khá lạnh lùng và tỉnh táo với công việc, khi công việc kết thúc lúc 6h mỗi ngày, 6h1p là họ sẽ don’t care, đứng dậy lấy túi xách và ra về luôn.

Cấp độ 3: PIAGGIO

Những con người này khá hài lòng với công ty, với công việc của mình đang có và vẫn cần mẫn đóng góp cho công việc hàng ngày là đây ạ.

Tuy nhiên, họ luôn tỏ ra nước đôi và chỉ hơi tích cực với công ty, sản phẩm và dịch vụ mà công ty đang cung cấp.

Những nhân viên có vẻ khá tận tâm với công việc, nhưng đối với họ, nếu có công việc tốt hơn hoặc nếu nhỡ mà công ty có crisis, chắc chắn họ sẽ bỏ lại và bước đi vì suy cho cùng, họ cho rằng công việc này chỉ là “just a job that I got”.

Thật sự, đây là tư duy hết sức bình thường, phổ thông và chung quy, chẳng đáng để chê trách, dù gì đi làm cũng là cuộc mua bán giá trị giữa đôi bên kia mà? Bên bán sức lao động và chất xám, còn nhà tuyển dụng thì mua chất xám đó với giá thỏa thuận bằng hợp đồng lương ngay từ ban đầu.

Cấp độ 4: HONDA

Vì sao nói đây là cấp độ HONDA? Vì như chiếc xe HONDA vừa tích kiệm xăng lại siêu bền ạ.

Các nhân viên này bày tỏ những cảm giác tích cực về công việc và có mối gắn kết TÌNH CẢM đối với công việc họ có. Họ thiện chí với công ty và chủ động, tích cực trong công việc.

Những người này thường được tìm thấy ở vị trí Manager trở lên và Internship.

Cấp độ 5: VOLVO

Cấp độ an toàn nhất ạ. Đây là những nhân viên mà họ chủ động trong mọi việc, sự chủ động không chỉ dừng ở việc, việc của mình mình làm, mà là nhận thức rất rõ ràng rằng nếu mình làm việc này thì sẽ có ích gì với công ty.

Họ là những đại diện cho những nhân viên gắn bó chặt chẽ với vision and mission của công ty, cũng như với văn hóa doanh nghiệp mà công ty cố công tạo dựng.

Các nhân viên này ứng xử theo lối tích cực nhất quán cả bên trong lẫn bên ngoài, nhưng hơn hết, họ trân trọng giá trị mà đôi bên, tức giữa người lao động và nhà tuyển dụng, tạo ra.

Các nhân viên này hiểu rằng, giá trị của bản thân mình chỉ được nâng tầm khi công ty họ đang làm việc được nâng tầm.

Điều quan trọng nhất khiến cấp độ này là cấp độ đáng trân trọng nhất, chính là các nhân viên này tiêu tiền của công ty như tiêu tiền của chính mình, họ cân nhắc và đảm bảo mỗi đồng tiền bỏ ra đều mang lại kết quả nhất định tương xứng dù ít nhiều.

TẠM KẾT LUẬN CỦA NGƯỜI VIẾT – LINH ĐẶNG…

Mỗi một cấp độ, em không phê phán vì kiến thức của em còn chưa dạn dày sương gió như các đàn anh đàn chị, nhưng vì em thấy những con người này hỗn hộp, trà trộn vào với nhau mà đôi khi chủ doanh nghiệp quên mất rằng họ cần phải được tách biệt trong cách hành xử để công bằng hơn, phù hợp hơn nhằm thanh lọc bộ máy một cách chuẩn chỉnh nhất.

Thiết nghĩ trước giờ em có cơ hội làm việc với rất nhiều bên công ty, danh tiếng có mà vô danh cũng có, thấy cấp độ 5 là cấp độ khó tìm nhất, đôi khi chỉ có đúng 1 người là anh chị trùm cuối thôi ấy ạ. Điều này khá nguy hiểm!

Thế mới thấy, 5 cấp độ này không phải tự nhiên nó hình thành, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp chính là phương thức để categorize được từng thành phần của từng cấp độ, cũng như chuyển hóa cấp độ 1 lên thành cấp độ 3, 4; từ đó có cái nhìn tổng quan hơn, sát đáng hơn và tối ưu hơn.

LINH ĐẶNG